Quy trình lựa chọn cộng tác viên Kiểm toán nhà nước từ ngày 31/10/2023 được quy định như thế nào?
Quy trình lựa chọn cộng tác viên Kiểm toán nhà nước từ ngày 31/10/2023 được quy định như thế nào?
Ngày 31/10/2023, Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 về việc ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về việc lựa chọn cộng tác viên Kiểm toán nhà nước như sau:
Lựa chọn cộng tác viên
1. Lập danh sách cộng tác viên: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng cộng tác viên hoặc căn cứ vào tình hình thực tế trong quá trình kiểm toán, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xác định nhu cầu sử dụng cộng tác viên, đề xuất nội dung công việc cần sử dụng cộng tác viên và lập danh sách cộng tác viên trình Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện cộng tác viên:
a) Các đơn vị có nhu cầu sử dụng cộng tác viên (đơn vị chủ trì) đề xuất tiêu chuẩn, điều kiện, các nội dung có liên quan đến việc sử dụng cộng tác viên ninh Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán) xem xét, quyết định.
b) Trường hợp cần thiết, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán chủ trì tham mưu, đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện đối với cộng tác viên. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm:
- Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách đơn vị chủ trì - Chủ tịch Hội đồng.
- Đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (01 Lãnh đạo Vụ làm thành viên thường trực; 01 Lãnh đạo Phòng làm thành viên thư ký).
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì - Thành viên.
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổng hợp - Thành viên.
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế - Thành viên.
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Kiểm toán nhà nước - Thành viên.
- Thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
3. Tổ chức lựa chọn cộng tác viên, phê duyệt và ký hợp đồng: Trên cơ sở phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước về kết quả lựa chọn cộng tác viên, các đơn vị có trách nhiệm hoàn tất thủ tục lựa chọn cộng tác viên và ký hợp đồng với cộng tác viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực chủ trì phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các đơn vị có liên quan (nếu có) tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức lựa chọn cộng tác viên theo quy định của Luật Đấu thầu.
Như vậy, theo quy định trên, việc lựa chọn cộng tác viên được thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: Lập danh sách cộng tác viên
Bước 2: Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện cộng tác viên theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023.
Bước 3: Tổ chức lựa chọn cộng tác viên, phê duyệt và ký hợp đồng
Quy trình lựa chọn cộng tác viên Kiểm toán nhà nước từ ngày 31/10/2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân cần áp ứng những điều kiện gì để trở thành cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?
Tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên là cá nhân như sau:
* Tiêu chuẩn
- Có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan.
- Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
- Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề (được cấp của cơ quan chức năng có thẩm quyền) liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật.
* Điều kiện
- Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023.
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp).
- Trường hợp cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cộng tác viên không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.
Nghĩa vụ của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là gì?
Tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về nghĩa vụ của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước như sau:
- Thực hiện khai báo kịp thời với Kiểm toán nhà nước nếu thuộc các trường hợp làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023.
- Thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung hợp đồng;
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật liên quan;
- Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và theo hợp đồng đã ký; khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật;
- Khi tham gia Đoàn kiểm toán, cộng tác viên phải:
+ Chấp hành và hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng Tổ kiểm toán; tuân thủ chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; chấp hành nghiêm các quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp cộng tác viên là tổ chức thì phải bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như cộng tác viên là cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc;
+ Có trách nhiệm báo cáo trung thực về các mối quan hệ làm ảnh hưởng đến tính khách quan trong hoạt động kiểm toán theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước.
+ Thông báo kịp thời với Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán để báo cáo Kiểm toán nhà nước theo quy định khi phát hiện đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Chấp hành các yêu cầu của Kiểm toán nhà nước về việc báo cáo, kiểm tra, giám sát.
- Cộng tác viên chịu trách nhiệm bảo mật tài liệu, số liệu và các thông tin do đơn vị được kiểm toán hoặc Kiểm toán nhà nước cung cấp theo quy định của Kiểm toán nhà nước và quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?