Quy định về khám sức khỏe mới nhất năm 2024? Quy trình khám sức khỏe mới nhất năm 2024 như thế nào?
Đối tượng khám sức khỏe theo Thông tư 32/2023/TT-BYT là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định đối tượng khám sức khỏe như sau:
Đối tượng khám sức khỏe:
- Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việc khám sức khỏe tại Chương 6 Thông tư 32/2023/TT-BYT không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
- Khám để cấp giấy chứng thương;
- Khám bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.
Quy định về khám sức khỏe mới nhất năm 2024? Quy trình khám sức khỏe mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí khám sức khỏe như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ chi phí khám sức khỏe như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
- Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ khám sức khỏe mới nhất năm 2024 bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ hồ sơ khám sức khỏe mới nhất năm 2024 bao gồm:
(1) Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
(2) Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 tuổi
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
(3) Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT hoặc mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Văn bản đồng ý của thân nhân người bệnh quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
(4). Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
Quy trình khám sức khỏe mới nhất năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ quy trình khám sức khỏe mới nhất năm 2024 như sau:
Bước 1: Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT
- Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
- Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
- Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ cấp và lưu giấy khám sức khỏe như sau:
- Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe.
Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư 53/2017/TT- BYT . Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.
- Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ.
Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP
- Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
+ Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
+ Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
- Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
+ Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
+ Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Phân loại sức khỏe như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ như sau:
Phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
3. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
b) Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
4. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
5. Đối với những trường hợp khám sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
6. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ quy định tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khoẻ chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khoẻ và không phân loại sức khỏe.
Theo đó, việc phân loại sức khỏe được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?