Quy định về cấp Giấy phép xây dựng công trình ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay như thế nào?

Hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng bao gồm những gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng? Bởi vì tôi muốn xây nhà ở Đà Nẵng nhưng tôi lại không biết thực hiện thủ tục ra sao. Cám ơn!

Hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng bao gồm những gì?

Theo Điều 4 Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 38/2021/QĐ-UBND thì hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng bao gồm như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo từng trường hợp thực hiện theo quy định tại Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Phụ lục 2 kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP .

- Tùy thuộc quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình, điều kiện cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ cấp giấy phép xây dựng cần phải có các tài liệu khác theo quy định của pháp luật liên quan, một số trường hợp cụ thể như sau:

+ Công trình tượng đài, tranh hoành tráng: Phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

+ Công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh khi tiến hành sửa chữa, cải tạo công trình và công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích: Phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng, sửa chữa, cải tạo và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

+ Công trình quảng cáo: Thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo. Đối với công trình Quảng cáo nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của Quốc lộ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 sửa đổi một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT .

+ Công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông: Trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng, một số thủ tục liên quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

+ Công trình quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP hết thời hạn sử dụng theo quy định mà có nhu cầu sử dụng tiếp khi thực hiện cải tạo, sửa chữa: Phải có kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, hạng mục công trình theo quy định.

+ Công trình có đặc thù phải quản lý giới hạn độ cao: Thực hiện theo quy định hiện hành của UBND thành phố. Trường hợp xây dựng công trình có chiều cao lớn hơn so với các quy định nêu trên phải báo cáo UBND thành phố thống nhất trước khi thực hiện theo Điều 9 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (phải có văn bản chấp thuận độ cao công trình của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam).

+ Công trình xây dựng trong phạm vi cho phép thuộc vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ được quy định tại Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04/12/2006 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, bảo vệ hành lang an toàn kho và các quy định khác có liên quan: Phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ; Thông tư số 25/2008/TT-BQP ngày 06/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2006/NĐ-CP .

+ Công trình xây dựng có ảnh hưởng đến công trình quốc phòng và khu quân sự: Trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng, một số thủ tục liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ).

+ Công trình hạ tầng giao thông đấu nối với Quốc lộ: Phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép đấu nối đường ra vào công trình vào Quốc lộ theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 sửa đổi một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

+ Công trình tôn giáo, tín ngưỡng phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng, quy mô công trình của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng (trừ những công trình được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh). Ngoài ra, đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng.

+ Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

+ Công trình tôn giáo, tín ngưỡng thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu quy định tại điểm k, điểm l khoản này, phải bổ sung văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

+ Công trình của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và các điều khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh công trình đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 91, Điều 92, Điều 93 và Điều 94 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Luật số 62/2020/QH14; một số trường hợp cụ thể như sau:

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục V - Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy).

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận chủ đầu tư đã đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án, công trình thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được điều chỉnh, bổ sung bởi Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

+ Văn bản xác nhận lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có).

+ Bản vẽ tổng mặt bằng được phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến đối với công trình xây dựng theo tuyến.

- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Thực hiện theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

Hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng bao gồm những gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng?

Hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng bao gồm những gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng?

Ai sẽ là người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng ở TP Đà Nẵng?

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 38/2021/QĐ-UBND thì thẩm quyền cấp và phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng sau đây trừ các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này:

+ Công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình cấp II.

+ Công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng.

+ Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị có yêu cầu thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

+ Công trình xây dựng nằm trên địa bàn từ hai (02) quận, huyện trở lên.

+ Công trình xây dựng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông.

+ Công trình xây dựng thuộc Danh mục nhà có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa phải bảo tồn được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

- UBND các quận, huyện cấp giấy phép xây dựng công trình cấp III, công trình cấp IV và nhà ở riêng lẻ (không phân biệt cấp công trình), bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn và nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng, có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

- Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao quy định tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 và Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 08/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.

Làm sao để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp đặc biệt?

Theo khoản 4 Điều 3 Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 38/2021/QĐ-UBND thì để xác định thẩm quyền trong trường hợp đặc biệt sẽ được thực hiện như sau:

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều loại công trình và có cấp công trình khác nhau, thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo thẩm quyền của cơ quan có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng công trình có cấp cao nhất dự án.

- Trường hợp thay đổi thiết kế xây dựng làm thay đổi cấp công trình dẫn đến thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng được xác định theo thẩm quyền của cơ quan có trách nhiệm cấp phép xây dựng công trình mới.

- Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng thì báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

- Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Giấy phép xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Giấy phép xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai? Trường hợp sau khi đã trả nợ xong, có thiết kế, sửa chữa lại công trình thì có cần xin giấy phép xây dựng không?
Pháp luật
Luật Xây dựng quy định chung về cấp giấy phép xây dựng như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới?
Pháp luật
Gia hạn giấy phép xây dựng là gì? Nộp mấy bộ bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng đến cơ quan cấp giấy phép xây dựng?
Pháp luật
Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình có phải là giấy phép xây dựng? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
Pháp luật
Trong 04 loại giấy phép xây dựng, ngoài giấy phép xây dựng mới còn những loại giấy phép xây dựng nào?
Pháp luật
Xây dựng chùa ở khu vực nông thôn có phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước hay không?
Pháp luật
Có được miễn giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ có 8 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị không?
Pháp luật
Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
Pháp luật
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những loại giấy tờ gì? Mức xử phạt khi xây nhà không có giấy phép được quy định ra sao?
Pháp luật
Thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép xây dựng
8,939 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào