Quy định mới về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số có hiệu lực từ 03/06/2023 như thế nào?
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
- Đối với Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
+ Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
+ Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
- Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
+ Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
+ Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Quy định mới về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số có hiệu lực từ 03/06/2023 như thế nào? ( Hình từ internet)
Đối tượng tuyển sinh vào chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là những ai?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về đối tượng tuyển sinh,hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá được quy định như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
4. Thi cuối khóa:
a) Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình;
b) Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
c) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, những đối tượng sau đây sẽ được tuyển sinh vào chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số:
- Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo.
- Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành chương trình đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số là gì?
Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập:
- Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập như sau:
Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập
1. Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
2. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau:
a) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
b) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
c) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
3. Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình.
Như vậy, học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 03/6/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho vay nội bộ trong hợp tác xã là gì? Mức cho vay nội bộ tối đa trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
- Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
- Công ty thông tin tín dụng thay đổi tên công ty cần phải đề nghị cơ quan nào thay đổi nội dung Giấy chứng nhận?
- Cấp độ phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Có bao nhiêu cấp độ?