Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 09/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2019.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2016/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT quy định về việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các tàu biển Việt Nam, các giàn cố định, di động trên biển, các kho chứa nổi sử dụng cho mục đích thăm dò và khai thác dầu khí trên biển (sau đây gọi tắt là “tàu").
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2018/BGTVT áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 là Cục Đăng kiểm Việt Nam, các chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải và sửa chữa tàu, các cơ sở chế tạo động cơ, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên tàu.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2018/BGTVT về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như thế nào? (Hình từ internet)
Các dạng kiểm tra các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm 1.1.2 tiểu mục Mục 1.1 Chương 1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2018/BGTVT quy định có các dạng kiểm tra các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như sau:
(1) Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển của các tàu thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải chịu các dạng kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra lần đầu;
- Kiểm tra chu kỳ;
- Kiểm tra bất thường;
(2) Kiểm tra lần đầu bao gồm các kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới;
- Kiểm tra lần đầu không có giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới.
(3) Kiểm tra chu kỳ bao gồm các kiểm tra sau đây:
- Đối với kết cấu, thiết bị và các Kế hoạch quy định ở Phần 3 đến Phần 6 và 8 của Quy chuẩn này:
+ Kiểm tra hàng năm;
+ Kiểm tra trung gian;
+ Kiểm tra định kỳ.
+ Đối với thiết bị quy định ở Phần 7 của Quy chuẩn này: Kiểm tra định kỳ.
+ Đối với biển thông báo, thiết bị và kế hoạch quy định ở phần 9 của Quy chuẩn này: Kiểm tra hàng năm;
Thời hạn kiểm tra các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm 1.1.3 tiểu mục Mục 1.1 Chương 1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2018/BGTVT quy định về thời hạn kiểm tra các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu như sau:
(1) Kiểm tra lần đầu
- Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới:
Các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của các tàu dự định được đóng và được Đăng kiểm kiểm tra trong đóng mới, phù hợp với thiết kế đã được Đăng kiểm duyệt, phải được kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới. Đăng kiểm viên phải có mặt ở các giai đoạn công việc dưới đây. Tuy nhiên, công việc kiểm tra của đăng kiểm viên có thể được tăng lên hay giảm đi tùy theo điều kiện trang bị, trình độ, tay nghề và hệ thống kiểm soát chất lượng được sử dụng của cơ sở chế tạo hoặc xưởng đóng tàu.
+ Khi sử dụng vật liệu làm các bộ phận và khi các bộ phận này được lắp đặt vào trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển.
+ Khi kết thúc gia công các bộ phận chính và tại các thời điểm thích hợp trong quá trình gia công, nếu cần thiết.
+ Khi lắp đặt các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm quan trọng xuống tàu.
+ Khi tiến hành thử tính năng.
- Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới
Trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển dự định được lắp đặt xuống tàu theo cách khác với cách nêu ở (1) trên phải chịu sự kiểm tra lần đầu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới khi có yêu cầu kiểm tra.
(2) Kiểm tra hàng năm:
Các đợt kiểm tra hàng năm phải được tiến hành vào các khoảng thời gian như nêu ở 1.1.3-1 (1) Phần 1B Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
(3) Kiểm tra trung gian:
Kiểm tra trung gian phải được tiến hành vào các khoảng thời gian như nêu ở 1.1.3-1 (2) Phần 1B Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
(4) Kiểm tra định kỳ:
Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành vào các khoảng thời gian như nêu ở 1.1.3-1(3)(a) Phần 1B Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
(5) Kiểm tra bất thường:
Các tàu phải được kiểm tra bất thường khi thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây. Kiểm tra chu kỳ có thể thay thế cho kiểm tra bất thường trong trường hợp nội dung kiểm tra bất thường là một phần của kiểm tra chu kỳ.
- Khi xảy ra hư hỏng các bộ phận quan trọng của kết cấu và trang thiết bị chịu sự kiểm tra lần đầu, hoặc khi tiến hành sửa chữa hoặc thay đổi các bộ phận bị hư hỏng đó.
- Khi có thay đổi đối với Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm biển của tàu đối với các chất lỏng độc, Kế hoạch chuyển tải dầu trên biển và/hoặc Kế hoạch quản lý hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được trang bị trên tàu phải kiểm tra lần đầu.
- Khi kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các quy định của Quy chuẩn áp dụng cho các tàu đã đóng.
- Các trường hợp khác khi thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?