Quốc hội chính thức chốt tăng lương hưu từ 1/7/2024? Tăng trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2024?
Quốc hội chính thức chốt tăng lương hưu từ 1/7/2024
Sáng 10/11/2023, với đa số đại biểu tán thành (94,33%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Đáng chú ý, Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước).
Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, bên cạnh việc cải cách tiền lương thì sẽ chính thức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2024.
Xem thêm: Đối tượng không được tăng lương hưu từ 1/7/2024
Quốc hội chính thức chốt tăng lương hưu từ 1/7/2024 (Hình từ Internet)
Lần tăng lương hưu gần nhất là khi nào?
Tính trong 8 năm qua (từ năm 2016 đến 2023), Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng với các mức điều chỉnh 8% vào năm 2016; 7,44% năm 2017; 6,92% năm 2018; 7,19% năm 2019; 7,4% năm 2022.
Lần tăng gần nhất vào năm 2023, theo Nghị định 42/2023, từ ngày 1/7/2023, tăng thêm 12,5% đến 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023.
Cụ thể, đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu năm 2023 theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP gồm: Các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước 01/7/2023: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP năm 1975 và Quyết định 111-HĐBT năm 1981. - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg). - CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg năm 2010. - Quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg. Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995, sau khi thực hiện điều chỉnh vẫn có mức lương hưu dưới 3.000.000 đồng/tháng. |
Quy định về mức lương hưu hằng tháng
Mức hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với xe máy chính thức? Mức trừ điểm GPLX đối với xe máy khi vi phạm nồng độ cồn 2025?
- Mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025? Tải mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
- Tài sản bị tịch thu có thuộc tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Tài sản tịch thu gồm những loại nào?
- Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?