Quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu có những nội dung gì theo Luật Đấu thầu mới nhất 2023?
Quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu có những nội dung gì theo Luật Đấu thầu 2023?
Căn cứ quy định tại Điều 83 Luật Đấu thầu 2023, quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu có tổng cộng 06 nội dung. Cụ thể như sau:
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
3. Quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền, trách nhiệm quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
6. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung nêu trên.
Quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu có những nội dung gì theo Luật Đấu thầu mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu được quy định ra sao?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu được quy định tại Điều 84 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, quản lý Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và sản phẩm báo chí về đấu thầu để phục vụ hoạt động đấu thầu qua mạng, công khai thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật này;
c) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà đầu tư, nhà thầu, bao gồm kết quả thực hiện hợp đồng, chất lượng hàng hóa đã sử dụng theo quy định của Chính phủ;
d) Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho người làm công tác đấu thầu; quy định về việc thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
đ) Thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu;
e) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quy định chung về ngôn ngữ và đồng tiền dự thầu theo Luật Đấu thầu mới như thế nào?
(1) Về đồng tiền dự thầu
Căn cứ tại Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ; trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Theo đó, đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
Đối với đấu thầu quốc tế thì đồng tiền sử dụng trong đấu thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 nêu trên.
(2) Về ngôn ngữ
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
Trường hợp đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
Nếu ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?