QCVN 02-16:2012/BNNPTNT về ATTP tại cơ sở sản xuất nước mắm? Yêu cầu về nguyên liệu, vệ sinh ra sao?
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng QCVN 02-16:2012/BNNPTNT về ATTP tại cơ sở sản xuất nước mắm ra sao?
Quy chuẩn QCVN 02-16:2012/BNNPTNT do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản soát xét và biên soạn thay thế QCVN 02-06:2009/BNNPTNT; Vụ KHCN&MT - Bộ NN&PTNT trình duyệt và được ban hành theo Thông tư 02/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, quy chuẩn này quy định các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất nước mắm dùng làm thực phẩm.
Đối tượng áp dụng Quy chuẩn QCVN 02-16:2012/BNNPTNT được xác định như sau:
- Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở sản xuất nước mắm dùng làm thực phẩm có đăng ký kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó:
+ Nước mắm là dung dịch đạm trong (không vẩn đục) được tạo thành từ quá trình lên men hỗn hợp cá (hoặc thuỷ sản khác) và muối.
+ Cơ sở sản xuất nước mắm là nơi diễn ra các công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản ban đầu (quá trình lên men là công đoạn sản xuất chính) hoặc từ bán thành phẩm (pha đấu phối trộn, đóng gói là công đoạn sản xuất chính) đến thành phẩm.
+ Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm là các cơ sở có đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.
- Quy chuẩn này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất nước mắm nhằm mục đích tự tiêu dùng.
QCVN 02-16:2012/BNNPTNT về ATTP tại cơ sở sản xuất nước mắm? Yêu cầu về nguyên liệu, vệ sinh ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về nguyên liệu nước mắm được quy định thế nào?
Yêu cầu về nguyên liệu nước mắm được quy định cụ thể tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 02-16:2012/BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Nguyên liệu để sản xuất nước mắm phải bảo đảm ATTP (bao gồm nguyên liệu nông sản - nếu có), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nguyên liệu thuỷ sản có thể được ướp muối trước khi đưa về cơ sở.
- Chỉ được sử dụng muối dùng cho thực phẩm để sản xuất.
- Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến.
+ Chỉ sử dụng chất phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
+ Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải rõ nguồn gốc, còn nguyên vẹn nhãn mác, còn hạn sử dụng. Kho bảo quản phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải khô, thoáng, ngăn được động vật gây hại và không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa, khử trùng, hóa chất độc hại.
- Chất tẩy rửa , khử trùng và tiêu diệt động vật gây hại
+ Chỉ sử dụng các chất nằm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế. Có nguồn gốc rõ ràng, còn nguyên vẹn nhãn mác, còn hạn sử dụng, được chứa trong các dụng cụ thích hợp và được bảo quản riêng biệt theo mục đích sử dụng.
+ Chất tẩy rửa và khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng,
+ Không sử dụng hóa chất để diệt động vật gây hại (chuột, gián, ruồi, ...) trong khu vực sản xuất, chứa thành phẩm và bao gói. Việc sử dụng, bảo quản hóa chất để diệt động vật gây hại phải bảo đảm không gây nhiễm vào sản phẩm.
Cơ sở sản xuất nước mắm phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2.7 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 02-16:2012/BNNPTNT như sau:
Yêu cầu về vệ sinh
2.7.1. Cơ sở phải trang bị thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh đầy đủ và chuyên dùng.
2.7.2 Vệ sinh cơ sở sản xuất
a) Cơ sở phải có lực lượng vệ sinh riêng, có kế hoạch làm vệ sinh nhà xưởng trang thiết bị phù hợp với thực tế sản xuất.
b) Cơ sở phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất.
2.7.3. Vệ sinh thiết bị, dụng cụ
a) Các loại thiết bị, dụng cụ sản xuất, dụng cụ chứa đựng phải được duy trì trong điều kiện hợp vệ sinh;
b) Phải bố trí khu vực rửa riêng phù hợp với từng loại thiết bị dụng cụ. Tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm trong quá trình làm vệ sinh và khử trùng.
c) Thiết bị, dụng cụ sau khi vệ sinh, khử trùng phải được cất giữ và bảo quản đúng nơi quy định.
d) Thiết bị, dụng cụ của từng công đoạn phải được để riêng và không sử dụng với mục đích khác.
2.7.4. Vệ sinh cá nhân
a) Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
b) Trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh, công nhân phải rửa sạch tay bằng xà phòng và làm khô tay bằng dụng cụ làm khô tay phù hợp.
c) Công nhân khi tham gia quá trình sản xuất phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do y tế cấp huyện trở lên cấp (tối thiểu 01 lần/năm).
d) Chủ cơ sở và công nhân tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, cơ sở sản xuất nước mắm phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai bị xử phạt thế nào?
- Khôi phục quyền Đảng viên thì tuổi tính thế nào? Đảng viên bị oan thì quy trình phục hồi quyền lợi như thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất? Hồ sơ trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể gồm gì?
- Mẫu danh sách đảng viên đề nghị truy tặng Huy hiệu Đảng mới nhất? Nguồn kinh phí khen thưởng đối với Huy hiệu Đảng từ đâu?
- Thơ chúc Tết Dương lịch 2025 hay ý nghĩa, độc đáo? Bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ngày nào, mấy giờ?