Phương thức tuyển sinh giáo dục sư phạm từ năm 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như thế nào?

Phương thức tuyển sinh giáo dục sư phạm từ năm 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như thế nào? Câu hỏi của bạn M.A ở Hà Nam.

Phương thức tuyển sinh giáo dục sư phạm từ năm 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như thế nào?

Tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 5155/BGDĐT/GDĐH năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024; chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018 như sau:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
...
3. Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024; chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018
a) Hoàn thiện đề án, phương thức tuyển sinh năm 2024, khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa theo đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.
b) Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
c) Riêng đối với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên: cần chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT và đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
...

Theo như nội dung nêu trên, về việc chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn như sau:

Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Phương thức tuyển sinh giáo dục sư phạm từ năm 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như thế nào? (Hình từ internet)

Yêu cầu chung trong tuyển sinh đại học như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu chung trong tuyển sinh đại học như sau:

- Cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình về công tác tuyển sinh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Mỗi cơ sở đào tạo thực hiện tất cả biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho mọi thí sinh; tuyển chọn được những thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp nhất với yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ dưới sự hỗ trợ, giám sát của Bộ GDĐT nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và liên thông trong hệ thống; giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo và của toàn hệ thống.

Quy định về phương thức tuyển sinh đại học như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh đại học như sau:

- Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

- Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

- Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):

+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;

+ Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;

+ Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

- Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:

+ Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;

+ Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.

- Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để được tham gia tuyển sinh đại học hệ chính quy của thí sinh là gì?
Pháp luật
Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025? Tải dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 ở đâu?
Pháp luật
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 thế nào? Sửa đổi phương thức tuyển sinh đại học 2025 thế nào?
Pháp luật
Dự thảo Thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục năm 2025 mới nhất?
Pháp luật
Không thi đại học sau khi tốt nghiệp THPT trong cùng năm có được không? Một số quy định đối với việc tuyển sinh đại học, cao đẳng là gì?
Pháp luật
Điểm chuẩn học bạ trường Đại học Luật TP.HCM năm 2024? Xem điểm chuẩn học bạ trường Đại học Luật TP.HCM năm 2024 ở đâu?
Pháp luật
Điểm chuẩn trường Đại học Tôn Đức Thắng xét học bạ 2024 thế nào? Điểm xét học bạ TDTU năm 2024?
Pháp luật
Khi nào có kết quả trúng tuyển đại học? Hạn chót xác nhận nhập học đối với thí sinh trúng tuyển đại học là khi nào?
Pháp luật
Kết quả xét tuyển đợt 1 của tất cả các phương thức tuyển sinh đại học được đăng tải lên Hệ thống khi nào?
Pháp luật
Trúng tuyển đại học nhưng không xác nhận nhập học thì coi như thí sinh từ chối nhập học đúng không?
Pháp luật
Thời hạn xác nhận nhập học của thí sinh được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học trên hệ thống?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyển sinh Đại học
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
11,326 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển sinh Đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển sinh Đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào