Phương pháp quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn như thế nào?

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn, quy định phương pháp quan trắc cho mực nước và nhiệt độ nước sông như thế nào? Câu hỏi của anh An đến từ Huế.

Quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 định nghĩa quan trắc khí tượng thủy văn như sau:

Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.

Đề xuất phương pháp quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Phương pháp quan trắc mực nước được thực hiện thế nào?

Phương pháp thực hiện quan trắc mực nước được quy định tại mục 1.2 Phụ lục A QCVN 47: 2022/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn, bao gồm:

- Quan trắc mực nước bằng tuyến cọc

+ Thời điểm quan trắc lệch không quá 3 phút so với thời điểm quy định;

+ Độ chính xác thời gian quan trắc: Quan trắc bằng máy tự ghi mực nước hoặc quan trắc tự động: Đồng hồ của máy sai khác đồng hồ chuẩn không quá ± 2 phút/24 giờ;

+ Thước đo nước cầm tay phải đặt trên đầu cọc, ngập nước từ 5 cm trở lên (kể cả khi có sóng). Vạch số hướng về người quan trắc, bề mỏng của thước xuôi chiều hướng nước chảy;

+ Khi không có sóng, mặt nước nằm tại vạch khắc nào, thì trị số của vạch khắc đó là số đọc. Nếu mặt nước nằm trong khoảng hai vạch, thì phải quy tròn giá trị số đọc theo quy định tại điều 4, Phần I, Quy chuẩn này;

+ Khi mặt nước có sóng phải quan trắc trước một khoảng thời gian, để sao cho thời gian trung bình của lần đo, đúng vào thời điểm quy định đo. Đọc mực nước tại hai đợt sóng, mỗi đợt phải đọc vạch cao nhất của đỉnh sóng và vạch thấp nhất của chân sóng (số đọc chân sóng phải lớn hơn hoặc bằng 5 cm); giá trị số đọc được tính trung bình của cả hai đợt đọc;

+ Kết quả quan trắc được ghi vào sổ quan trắc rõ ràng tại chỗ, ngay sau khi xác định được giá trị số đọc;

- Quan trắc mực nước trên tuyến thủy chí

Trình tự quan trắc và phương pháp quan trắc mực nước trên tuyến thủy chí thực hiện theo quy định tại điểm 1.2.1 Phụ lục A QCVN 47: 2022/BTNMT.

- Quan trắc mực nước để kiểm tra máy tự ghi mực nước

+ Độ chính xác thời gian quan trắc: Đồng hồ của máy sai khác đồng hồ chuẩn không quá ± 2 phút/24 giờ;

+ Đánh dấu thời gian quan trắc kiểm tra trên giản đồ tự ghi mực nước: Vạch một đoạn dài 1 cm và ngắt quãng (khoảng 0,5 mm) trong thời gian kiểm tra;

+ Quan trắc mực nước trên tuyến cọc hoặc thủy chí theo quy định tại điểm 1.2.1 và 1.2.2, kết hợp quan sát các yếu tố phụ theo quy định tại điều 3, Phụ lục A, Quy chuẩn này;

+ Ghi kết quả quan trắc kiểm tra vào sổ quan trắc và ghi lên giản đồ tự ghi mực nước. Ghi thời gian quan trắc vào bên trái và giá trị mực nước vào bên phải của đường vạch thời gian kiểm tra trên giản đồ tự ghi mực nước;

+ Kiểm tra hoạt động của máy sau khi quan trắc kiểm tra mực nước: Kiểm tra hệ thống dây truyền, kiểm tra hệ thống bánh xe chuyển động, kiểm tra hoạt động của bút tự ghi. Nếu có sự cố cần xác định nguyên nhân, ghi kết luận phân tích và thời gian xảy ra sự cố để xử lý tài liệu sau này.

- Quan trắc mực nước khi thay giản đồ

+ Quan trắc theo quy định tại đoạn b, điểm 1.2.3 Phụ lục A QCVN 47: 2022/BTNMT;

+ Giản đồ mới phải ghi đầy đủ nội dung: Ngày, tháng, năm, tên sông, tên trạm;

+ Lắp giản đồ mới phải bảo đảm đường kẻ ở chỗ nối hai mép giấy trùng khớp nhau. Khi di chuyển phao hay ngòi bút, đường ghi không bị cản trở và chạy song song với đường kẻ của một trục tọa độ, giấy được cuộn chặt và phẳng;

+ Đặt ngòi bút đúng vị trí tọa độ mực nước và thời gian theo đồng hồ chuẩn.

- Quan trắc mực nước tự động

+ Độ chính xác thời gian đo: Đồng hồ của máy sai khác đồng hồ chuẩn không quá ± 2 phút/24 giờ;

+ Số liệu đo tuân theo quy định tại điều 4, phần I, Quy chuẩn này;

+ Số liệu được lưu giữ, hiển thị tại trạm và truyền về cơ quan quản lý.

Phương pháp thực hiện quan trắc nhiệt độ nước sông là gì?

Phương pháp thực hiện quan trắc mực nước được quy định tại mục 2.2 Phụ A QCVN 47: 2022/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn, bao gồm:

- Quan trắc thủ công

+ Thời điểm quan trắc lệch không quá 5 phút so với thời điểm quy định;

+ Thời gian nhiệt kế đặt chìm trong nước tối thiểu 3 phút;

+ Ngâm nhiệt kế xuống nước ở độ sâu khoảng 0,5 mét theo chiều thẳng đứng, không để nhiệt kế chạm đáy sông hoặc các vật thể khác. Trường hợp sông, suối nhỏ, độ sâu nhỏ hơn 0,5 mét thì ngâm nhiệt kế theo chiều xiên ngang;

+ Thời gian xác định nhiệt độ nước tính từ khi nhấc nhiệt kế lên khỏi mặt nước tối đa 05 giây;

+ Kết quả quan trắc được ghi chép rõ ràng vào sổ quan trắc tại chỗ, ngay sau khi xác định được giá trị nhiệt độ; ghi giá trị số đọc nhiệt độ trên nhiệt kế và giá trị nhiệt độ nước chính xác đến 0,10C.

- Quan trắc tự động

+ Số liệu đo được tuân theo quy định tại điều 4, phần I, Quy chuẩn này;

+ Số liệu được lưu giữ, hiển thị tại trạm và truyền về cơ quan quản lý.

+ Độ chính xác thời gian đo: Đồng hồ của máy sai khác đồng hồ chuẩn không quá ±2 phút/24 giờ.

QCVN 47: 2022/BTNMT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2023

Quan trắc khí tượng thủy văn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quan trắc khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào chủ công trình quan trắc khí tượng thủy văn cần cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn?
Pháp luật
Quan trắc khí tượng nông nghiệp bao gồm những hoạt động gì? Vị trí thực hiện quan trắc được quy định ra sao?
Đề xuất phương pháp quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn như thế nào?
Phương pháp quan trắc mực nước và nhiệt độ nước sông theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu yếu tố quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng? Trong trường hợp nào cần quyết định mật độ trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng?
Pháp luật
Nội dung quan trắc và chế độ quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại? Lắp đặt phương tiện đo khí tượng bề mặt cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao nào?
Pháp luật
Những công trình nào phải quan trắc khí tượng thủy văn? Quan trắc khí tượng thủy văn bao gồm những yêu cầu gì?
Pháp luật
Quan trắc khí tượng thủy văn là gì? Khí tượng thủy văn được quan trắc như thế nào theo Luật Khí tượng thủy văn?
Pháp luật
Phương tiện đo trong quan trắc khí tượng có bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn? Trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc khí tượng thủy văn
3,551 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc khí tượng thủy văn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quan trắc khí tượng thủy văn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào