Phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức năm 2023 được quy định như thế nào?
- Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm những ai?
- Nguyên tắc hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức như thế nào?
- Các trường hợp nào được hưởng và thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức?
- Bảng quy định mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện nay được quy định ở đâu?
Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định về đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức cụ thể như sau:
- Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
- Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức năm 2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức như thế nào?
Đối với quy định về nguyên tắc hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức thì tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định cụ thể như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
Các trường hợp nào được hưởng và thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức?
Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV) quy định về các trường hợp được hưởng và thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức bao gồm:
Các trường hợp được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
- Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ,
Thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Các trường hợp thôi hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức
- Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
- Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 71/2000/NĐ-CP hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng BHXH của cơ quan, đơn vị,
Thì kể từ ngày 01/10/2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu.
Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01/10/2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu.
- Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
- Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Bảng quy định mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện nay được quy định ở đâu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Thông tư 02/2005/TT-BNV có quy định:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TRẢ PHỤ CẤP
1. Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Theo đó, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được hiện nay được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?