Phụ cấp chức vụ đối với người kiêm nhiệm 2 vị trí quản lý, lãnh đạo trong cùng 1 đơn vị được tính hưởng như thế nào?
- Kiêm nhiệm 2 vị trí quản lý, lãnh đạo trong cùng 1 đơn vị thì phụ cấp chức vụ tính hưởng như thế nào?
- Để được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Mức phụ cấp chức vụ khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Kiêm nhiệm 2 vị trí quản lý, lãnh đạo trong cùng 1 đơn vị thì phụ cấp chức vụ tính hưởng như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
Như vậy, trường hợp một người kiêm nhiệm 2 vị trí quản lý, lãnh đạo trong cùng 1 đơn vị thì phụ cấp chức vụ được tính như sau:
- Tính theo phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất;
- Hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu.
Phụ cấp chức vụ đối với người kiêm nhiệm 2 vị trí quản lý, lãnh đạo trong cùng 1 đơn vị được tính hưởng như thế nào? (Hình từ Internet)
Để được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ quy định tại Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau:
II- ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP
1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định được trích dẫn nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
- Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp chức vụ khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Các chế độ phụ cấp lương
...
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định hiện nay là 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?