Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay quy định như thế nào? Ghi phiếu thế nào cho chính xác?
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay được quy định như thế nào?
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay và Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) là 02 tài liệu bắt buộc trong bộ hồ sơ đăng ký bảo đảm
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay được quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Tải Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay tại đây: tải
Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tàu bay quy định như thế nào? Ghi phiếu thế nào cho chính xác?
Hướng dẫn cách điền phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay?
Tại Mẫu số 01b Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hướng dẫn điền phiếu đăng ký biện pháp bao đảm đối với tàu bay như sau:
(1) Hướng dẫn chung
- Nội dung kê khai phải trung thực, đầy đủ, chính xác.
- Đối với phần kê khai mà có nhiều cách lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn.
- Phiếu yêu cầu có thể được thể hiện trên nhiều trang. Trường hợp này các trang phải được đánh số thứ tự và người yêu cầu đăng ký phải ký nháy vào từng trang.
(2) Kê khai tại Mục 1
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký là Quản tài viên thì kê khai thêm chức danh, số Chứng chỉ hành nghề, cơ quan cấp và ngày, tháng, năm cấp Chứng chỉ.
- Trường hợp pháp nhân thực hiện đăng ký thông qua chi nhánh thì đánh dấu lựa chọn người yêu cầu đăng ký là người đại diện và kê khai thông tin về tên, địa chỉ của chi nhánh.
- Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân mà người yêu cầu đăng ký là bên bảo đảm thì kê khai theo quy định tại khoản 9 Điều 8 và khoản 3 Điều 12 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP..
(3) Kê khai tại mục 2
Mỗi Phiếu yêu cầu chỉ kê khai một hợp đồng và các phụ lục của hợp đồng đó (nếu có).
Trường hợp hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực thì kê khai ngày hợp đồng được công chứng, chứng thực; không có công chứng, chứng thực thì kê khai ngày ký kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực khác.
(4) Kê khai tại Mục 3 và Mục 4
Đối với bên nhận bảo đảm
- Bên nhận bảo đảm là cá nhân, kê khai đầy đủ
+ Trường hợp là công dân Việt Nam: họ và tên, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân theo đúng nội dung ghi trên Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân thì kê khai số chứng minh được cấp theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (gọi chung là Chứng minh quân đội) trong trường hợp cá nhân này đang công tác trong quân đội
+ Trường hợp là người có quốc tịch nước ngoài: họ và tên, số Hộ chiếu theo đúng nội dung ghi trên Hộ chiếu
+ Trường hợp là người không quốc tịch: họ và tên, số Thẻ thường trú theo đúng nội dung ghi trên Thẻ thường trú
- Bên nhận bảo đảm là tổ chức, kê khai đầy đủ tên, mã số thuế theo đúng nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Trường hợp yêu cầu đăng ký thông qua chi nhánh của pháp nhân thì chi nhánh kê khai thông tin của mình theo hướng dẫn kê khai thông tin đối với tổ chức tại điểm này. Trường hợp bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp tư nhân thì kê khai thông tin theo quy định tại khoản 9 Điều 8 và khoản 3 Điều 12 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP
Đối với bên bảo đảm
Kê khai họ và tên đầy đủ của cá nhân, tên đầy đủ của tổ chức phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân thì thông tin về bên bảo đảm kê khai theo quy định tại khoản 9 Điều 8 và khoản 3 Điều 12 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP. Các thông tin khác kê khai theo Mục 4.1 tại hướng dẫn này.
(5) Mục chữ ký, con dấu
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Cục Hàng không Việt Nam xử lý hồ sơ đăng ký thế chấp tàu bay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với tàu bay như sau:
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với tàu bay
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký, nội dung được thay đổi, nội dung được xóa, nội dung thuộc thông báo xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 05b, Mẫu số 06b, Mẫu số 07b hoặc Mẫu số 08b tại Phụ lục cho người yêu cầu đăng ký theo cách thức quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Như vậy, sau khi hồ sơ đăng ký thế chấp tàu bay gửi cho Cục Hàng không Việt Nam được tiếp nhận và không có căn cứ từ chối đăng ký thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký, nội dung được thay đổi, nội dung được xóa, nội dung thuộc thông báo xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?