Phê duyệt dự án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- Tình hình tội phạm và chương trình phòng, chống tội phạm của nước ta như thế nào?
- Phạm vi và đối tượng của Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên?
- Mục tiêu chung của Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
- 05 mục tiêu cụ thể nào của Dự án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên?
- Nhiệm vụ và giải pháp của Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên thực hiện qua các nội dung nào?
Ngày 07/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Tình hình tội phạm và chương trình phòng, chống tội phạm của nước ta như thế nào?
Theo báo cáo tổng kết chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, dịch bệnh... xảy ra ở nhiều nơi và gia tăng mức độ nguy hiểm, đe dọa hòa bình hợp tác và phát triển của nhiều quốc gia. Thế giới cũng đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn về an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, an ninh năng lượng, khủng hoảng di cư, tội phạm xuyên quốc gia...
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những thuận lợi, song cũng đặt ra nhiều thách thức về an ninh, lợi ích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong nước, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh chống phá, lợi dụng dịch Covid-19 và một số vụ việc tiêu cực liên quan đến cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, xuyên tạc, tung tin giả nhằm gây mất an ninh, trật tự, tác động đến ổn định chính trị, xã hội. Hoạt động của các loại tội phạm có sự cấu kết, móc nối chặt chẽ, đan xen, chuyển hóa giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn mới., đáng chú ý là:
- Tội phạm xâm phạm, vi phạm về trật tự xã hội có một số vụ việc liên quan đến trẻ em, học sinh, sinh viên và học viên (gọi chung là người học), cán bộ, nhà giáo như: vi phạm luật giao thông vẫn chiếm đa số, vẫn còn tình trạng người học tham gia chơi “lô đề”, hay người học sử dụng đồ uống có cồn quá mức gây mất trật tự xã hội...
- Tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra với nhiều thủ đoạn tinh vi, sử dụng các trang mạng xã hội để lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, bắt cóc, ép buộc trẻ em và thực hiện các hành vi xâm hại. Tình trạng học sinh phổ thông bị các đối tượng quen biết xâm hại tình dục, có những vụ việc đã dẫn đến tử vong. Đối tượng là người nước ngoài dụ dỗ học sinh, trẻ em tham gia quay phim nhạy cảm để trục lợi.
- Tội phạm mua bán người với thủ đoạn nổi lên với chiêu trò quảng cáo “việc nhẹ lương cao” các đối tượng đã lừa bán nạn nhân; lừa bán phụ nữ để lao động thời vụ, cưỡng bức lao động, ép hoạt động mại dâm; mua bán thai nhi; mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người; bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em và nhiều hình thức phức tạp khác.
- Tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực trên không gian mạng sử dụng công nghệ cao có diễn biến phức tạp, nổi lên.
Phạm vi và đối tượng của Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên?
Tại mục II Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 cho hay:
- Phạm vi: Tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là nhà trường) trên toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Đối tượng: Người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động của nhà trường (sau đây gọi chung là thành viên trong nhà trường).
Phê duyệt dự án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?(Hình internet)
Mục tiêu chung của Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Tại Mục III Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nêu rõ mục tiêu chung:
- Nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của các nhà trường góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của các thành viên trong nhà trường;
- Phối hợp với các ngành có liên quan cùng tham gia trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường.
05 mục tiêu cụ thể nào của Dự án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên?
Tại Mục III Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nêu rõ mục tiêu cụ thể:
- 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; thiết lập các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường;
- 100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật;
- 100 % nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô hình về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật;
- Tối thiểu 90% nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”;
- Phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến người học.
Nhiệm vụ và giải pháp của Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên thực hiện qua các nội dung nào?
Mục IV Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nhấn mạnh các nhiệm vụ giải pháp đặt ra để thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như sau:
- Công tác chỉ đạo
- Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật
- Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người học nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?