Phần mềm là tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp đã trích khấu hao hết thì có được tiêu hủy hoặc thanh lý theo hình thức bán không?
- Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao?
- Phần mềm là tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp đã trích khấu hao hết thì có được thanh lý theo hình thức bán hoặc tiêu hủy không?
- Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xử lý ra sao?
Việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, các hình thức xử lý tài sản công được xác định:
Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Hình thức xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Hình thức xử lý quy định tại Điều 40 của Luật này;
b) Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Dẫn chiếu đến Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các hình thức sau:
- Thu hồi.
- Điều chuyển.
- Bán.
- Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
- Thanh lý.
- Tiêu hủy.
- Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phần mềm là tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp đã trích khấu hao hết thì có được tiêu hủy hoặc thanh lý theo hình thức bán không? (Hình từ Internet)
Phần mềm là tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp đã trích khấu hao hết thì có được thanh lý theo hình thức bán hoặc tiêu hủy không?
Dựa trên nội dung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý tài sản công 2017, khoản 5 Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 nêu trên, thì tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc thanh lý tài sản.
Về các hình thức thanh lý, Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có đề cập như sau:
Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;
c) Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Theo đó, hiện tại pháp luật quy định 02 hình thức thanh lý tài sản công sau:
- Phá dỡ, hủy bỏ;
- Bán.
Như vậy, phần mềm là tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp đã trích khấu hao hết thì có thể được tiêu hủy hoặc thanh lý theo hình thức bán.
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xử lý ra sao?
Theo nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Quản lý tài sản công 2017, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi trừ đi chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần còn lại đơn vị thì xử lý như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì nộp vào ngân sách nhà nước;
- Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được xử lý như sau:
+ Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp thì được ưu tiên bố trí trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước;
+ Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong trường hợp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà số tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xử lý theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?