Phạm nhân đang nuôi con nhỏ trong trại giam có được nghỉ chế độ lao động không? Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân được quy định như thế nào?
Phạm nhân đang nuôi con nhỏ trong tù có được nghỉ chế độ lao động không?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ lao động của phạm nhân như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, trường hợp phạm nhân đang nuôi con nhỏ trong tù có được nghỉ chế độ lao động mà con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận thì phạm nhân được nghỉ lao động.
Phạm nhân đang nuôi con nhỏ trong trại giam có được nghỉ chế độ lao động không? Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân được quy định như thế nào?
Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 về việc tổ chức lao động cho phạm nhân như sau:
Tổ chức lao động cho phạm nhân
1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hằng năm Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt dựa trên:
+ Độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân;
+ Điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam;
+ Khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân.
Theo đó, kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
- Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
- Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
- Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
- Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
Kết quả lao động của phạm nhân được sử dụng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019 về việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân như sau:
- Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
+ Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
+ Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
+ Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
+ Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
+ Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?