Nội dung giám sát tuân thủ và rủi ro tập trung trong giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng là gì?
Nội dung giám sát tuân thủ và rủi ro tập trung trong giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng như sau:
"Điều 10. Nội dung giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng
1. Giám sát tuân thủ gồm:
a) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
(i) Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê;
(ii) Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vĩ mô (nếu có).
2, Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi:
b) Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vĩ mô. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vĩ mô. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này:
c) Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng,
d) Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
3. Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch đó."
Như vậy, giám sát tuân thủ và giám sát rủi ro trong an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng được quy định như trên.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Nội dung giám sát tuân thủ và rủi ro tập trung trong giám sát an toàn vĩ mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng là gì? (Hình từ internet)
Kết quả thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 26/2014/NĐ-CP kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những nội dung như sau:
"Điều 20. Báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chậm nhất là 25 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Căn cứ báo cáo kết quả cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có), chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về nội dung báo cáo kết quả thanh tra, nội dung kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với các cuộc thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài."
Như vậy, báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như trên.
Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
"Điều 51. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng."
Như vậy, nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định như trên.
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục đào tạo gồm mấy định mức thành phần cơ bản? Căn cứ xây dựng định mức?
- Mẫu văn bản chấp thuận biện pháp thi công của chủ đầu tư xây dựng công trình mới? Tải mẫu tại đâu?
- Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng có phải là căn cứ để xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng?
- Giá dịch vụ giáo dục đào tạo được điều chỉnh khi nào? Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo?
- Amiăng trắng là gì? Nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine trong khu vực sản xuất được quy định thế nào?