Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
- Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8/10?
- Tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những gì?
- Kiểm soát quyền lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND và UBND các cấp trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công thế nào?
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8/10?
Ngày 08/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 189/QĐ-TW năm 2024 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Theo đó, căn cứ tại Điều 9 Quy định 189/QĐ-TW năm 2024 có quy định về những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công bao gồm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
- Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
- Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện không đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, tài sản của Đảng, Nhà nước.
- Những hành vi tham nhũng, tiêu cực khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, có những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định như đã nêu trên.
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10? (Hình từ internet)
Tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm:
- Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
- Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.
- Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.
- Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát quyền lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND và UBND các cấp trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định 189/QĐ-TW năm 2024 quy định kiểm soát quyền lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND và UBND các cấp trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công như sau:
- Bộ Tài chính kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công thông qua lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về lĩnh vực tài chính ngân sách và tài sản công; xây dựng tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; tham gia với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện lập dự toán ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; tổng hợp số liệu về quản lý, sử dụng tài sản công; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng tài chính ngân sách và tài sản công theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công thông qua lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức ban hành và thực hiện các định mức kỹ thuật - kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý tài chính - ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền phụ trách; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán, công khai tài chính ngân sách được giao, bảo đảm sử dụng tài chính ngân sách hiệu quả.
Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; thực hiện công khai, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải trình việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát quyền lực của hội đồng nhân dân các cấp đối với quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công chủ yếu thông qua lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền giám sát thực thi pháp luật về quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương và thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tài chính ngân sách, tài sản công; quyết định kế hoạch tài chính, dự toán thu - chi ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết định phân bổ và quyết toán ngân sách cấp mình.
- Kiểm soát quyền lực của ủy ban nhân dân các cấp đối với quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công thông qua lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, tài sản công thuộc phạm vi của địa phương theo đúng quy định của pháp luật và dự toán đã được hội đồng nhân dân quyết định, kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
Công khai tài chính ngân sách, tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát quyền lực trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công thông qua lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo thẩm quyền được giao; kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công bảo đảm cho quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công được thực hiện theo đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không để bị lợi dụng, lạm dụng để tham nhũng, tiêu cực.
Việc kiểm soát được thực hiện qua các nguyên tắc hoạt động của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; qua công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ; khen thưởng, xử lý vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?