Những chính sách mới sắp có hiệu lực từ tháng 5/2022: Thay đổi mức trợ cấp cho quân nhân? Doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ cần lưu ý gì?
Tăng trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã xuất ngũ, thôi việc
Căn cứ theo Thông tư 22/2022/TT-BQP quy định về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành có hiệu lực từ 16/5/2022. Theo đó, một số vấn đề nổi bật như:
*Tăng 7,4% trên mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với đối tượng là quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 01/2022 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 12/2021 x 1,074
*Điều chỉnh mức trợ cấp tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng là quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.031.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.123.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.217.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.309.000 đồng/tháng;
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.400.000 đồng/tháng.
Thông tư 22/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2022.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5 năm 2022
Quy định mới về tổ chức liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp
Theo nội dung được đề cập tại Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về tổ chức liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp cụ thể như sau:
(1) Đơn vị chủ trì liên kết đào tạo: Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên kết đào tạo chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ nhà giáo theo quy định trong chương trình đào tạo và chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để tổ chức đào tạo theo các hình thức liên kết đảm bảo chất lượng đào tạo.
(2) Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo: Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo tùy thuộc vào điều kiện và hình thức liên kết đào tạo. Kế hoạch, thời gian, khối lượng nội dung giảng dạy do hai bên thống nhất và được thể hiện trong hợp đồng liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
(3) Chỉ tiêu tuyển sinh liên kết đào tạo nằm trong tổng chỉ tiêu được cấp theo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của đơn vị chủ trì liên kết.
(4) Việc quản lý người học trong quá trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng.
(5) Việc liên kết theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.
Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Cách thức đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và sản xuất gỗ
Tại Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và sản xuất gỗ:
*Đăng ký phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:
(1) Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
(2) Hình thức trực tiếp:
- Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu
điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.
Hồ sơ gồm: Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP , tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
(3) Trong thời gian chưa xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì thực hiện phân loại trực tiếp như sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư này; gửi ngay kết quả phân loại qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm và lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Cục Kiểm lâm công bố danh sách doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
*Chuyển loại, phân loại lại doanh nghiệp
(1) Chuyển loại doanh nghiệp:
- Trường hợp chuyển loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhóm I hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Nhóm I bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà chưa được xóa án tích hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
- Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm xác minh thông tin quy định tại khoản 1 Điều này để loại bỏ tên doanh nghiệp ra khỏi danh sách Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp. Trường hợp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cơ quan tiếp nhận thông báo cho doanh nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và gửi ngay kết quả chuyển loại doanh nghiệp qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ quan tiếp nhận qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cục Kiểm lâm công bố kết quả chuyển loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn.
(2) Phân loại lại doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp có trách nhiệm tự kê khai phân loại doanh nghiệp lần hai, lần ba và các lần kế tiếp theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
- Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm phân loại doanh nghiệp lần hai, lần ba và các lần kế tiếp như thực hiện phân loại doanh nghiệp lần đầu. Cục Kiểm lâm công bố kết quả phân loại lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.
Trên đây là một số thông tin liên quan về những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2022 mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?