Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
Kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm như sau:
- Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
- Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền của kiểm định viên
1. Trong thời gian tham gia kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, kiểm định viên có các quyền sau:
a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
b) Yêu cầu cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin về lĩnh vực kiểm định theo yêu cầu nhiệm vụ được giao;
c) Được tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;
d) Hưởng tiền công, thù lao của kiểm định viên theo quy định.
2. Được quyền từ chối thực hiện kiểm định chất lượng đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục nếu xét thấy cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đó không có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện.
3. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm sẽ có những quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm là gì?
Trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm như sau:
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
- Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
- Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Kiểm định viên như sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc và quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kiểm định chất lượng giáo dục.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của cơ sở giáo dục.
- Thực hiện kiểm định khách quan, trung thực.
- Đảm bảo bí mật kết quả kiểm định trước khi công bố.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về kết quả đánh giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo đánh giá ngoài.
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về phần công việc kiểm định chất lượng giáo dục do mình thực hiện.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm không được thực hiện những việc gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm
...
3. Những việc kiểm định viên không được làm
a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;
d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;
đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm sẽ không được thực hiện 5 việc theo quy định trên.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?