Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị phạt tù đến 03 năm đúng không? Nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì có phạt tù không?
Nhập cảnh trái phép là gì? Quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép ra sao?
- Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhập cảnh trái phép là hành vi cố ý, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, thể hiện ở hành vi đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhau như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất, nhập cảnh
+ Không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới
+ Có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
+ Sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh.
Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm đúng không?Nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì có phạt tù không? (Hình internet)
Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm đúng không?
Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Xử phạt hành chính: căn cứ tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
-Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
- Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Theo đó, những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là các giấy giờ giả mạo.
Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.
*Xử lý hình sự: Căn cứ tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra khi một người xuất nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Như vậy, nếu một người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì dù có dẫn đến hệ quả gây nguy hiểm cho xã hội cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này.
Đồng thời,Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” tại Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có hiệu lực từ ngày 20/04/2021. Cụ thể, do Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần điều kiện gì?
Căn cứ Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện được cụ thể như sau:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng
- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, bao gồm:
+ Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
+ Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
+ Vì lý do thiên tai.
+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đối với người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định nêu trên và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?