Nhà đầu tư có thể đề xuất thực hiện dự án PPP ngoài những dự án, danh mục đã được công bố không?
Nhà đầu tư có thể đề xuất thực hiện dự án PPP ngoài các dự án, danh mục đã công bố không?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 về dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Theo đó, điều kiện để lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 gồm:
- Sự cần thiết đầu tư
- Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án.
- Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác.
Như vậy, theo quy định trên, nhà đầu tư có thể đề xuất thực hiện dự án PPP khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 26 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. Do đó, Nhà đầu tư vẫn có thể đề xuất thực hiện dự án PPP ngoài các dự án, danh mục đã công bố.
Nhà đầu tư có thể đề xuất thực hiện dự án PPP ngoài những dự án, danh mục đã được công bố không? (Hình từ Internet)
Trình tự chuẩn bị dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất bao gồm những bước nào?
Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như sau (khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020):
- Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP.
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không chấp thuận thì nêu rõ lý do.
- Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án được thực hiện như sau:
- Nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư lập được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Dự án được phê duyệt theo quy định tại các điều 21, 22 và 23 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Trường hợp dự án không được phê duyệt thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
Tất cả các dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt bắt buộc phải công bố thông tin theo quy định đúng không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về trình tự công bố dự án được thực hiện như sau:
- Sau khi dự án do nhà đầu tư đề xuất được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin về dự án theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và tên nhà đầu tư đề xuất dự án;
- Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin không công bố.
Như vậy, theo quy định trên, không phải mọi trường hợp dự án đều được công bố thông tin, đối với trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt có các nội dung liên quan đến bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?