Nguyên tắc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ? Có được chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không?
- Nguyên tắc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ?
- Có được chuyển giao, chuyển nhượng tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không?
- Bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng hình thức nào? Bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm bao gồm những ai?
Nguyên tắc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
Như vậy, đối với bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải bảo đảm 100% đối với giá trị khoản vay lại.
Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cũng có quy định:
- Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định:
+ Theo giá trị sổ sách do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
+ Theo nguyên tắc của Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
+ Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay, Bên bảo đảm có trách nhiệm bổ sung tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay.
Do đó, trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn dư nợ của khoản vay thì phải bổ sung tài sản cho đủ để đảm bảo nghĩa vụ.
Nguyên tắc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ? Có được chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không? (Hình từ internet)
Có được chuyển giao, chuyển nhượng tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 139/2015/TT-BTC hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Giải thích từ ngữ
...
4. Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ: là tài sản hình thành từ khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và/hoặc các tài sản khác thuộc sở hữu của người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu tài sản (nếu có) được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của người vay lại theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
...
9. Bên bảo đảm có nhu cầu sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch bảo đảm với Bộ Tài chính hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay để bảo đảm cho Bên thứ ba thì chỉ được bảo đảm phần giá trị lớn hơn dư nợ khoản vay theo nguyên tắc vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
10. Việc chuyển nhượng, chuyển giao dự án hoặc tài sản bảo đảm của Bên bảo đảm phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bộ Tài chính. Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao dự án kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của Bên bảo đảm về tài sản bảo đảm.
Như vậy, nếu bên bảo đảm có nhu cầu sử dụng tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để bảo đảm cho Bên thứ ba thì chỉ được bảo đảm phần giá trị lớn hơn dư nợ khoản vay theo nguyên tắc vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ và phải có chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
Còn trong trường hợp muốn chuyển nhượng, chuyển giao tài sản bảo đảm thì phải có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bộ Tài chính và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao sẽ kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của Bên bảo đảm về tài sản bảo đảm.
Do đó, việc sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là không được tự ý mà phải có sự xin phép.
Bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bằng hình thức nào? Bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm bao gồm những ai?
* Hình thức bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm
1. Việc bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện thông qua Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại.
2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên bảo đảm hoặc Cơ quan cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Như vậy, bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được thực hiện thông qua hình thức ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với 100% giá trị khoản vay lại. Hợp đồng này phải được đăng ký giao dịch bảo đảm, trường hợp tài sản bảo đảm chưa có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải trình Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
* Bên nhận bảo đảm và bên bảo đảo bao gồm những ai:
- Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 139/2015/TT-BTC: Hợp đồng bảo đảm tiền vay là Hợp đồng được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của người vay lại đối với Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại theo Thỏa thuận cho vay lại đã ký.
- Tiếp theo đó, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 139/2015/TT-BTC bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay như sau:
+ Bên nhận bảo đảm: là Bộ Tài chính hoặc Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại theo pháp luật hoặc tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay.
+ Bên bảo đảm: là người vay lại hoặc tổ chức, cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người vay lại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?