Nguyên tắc đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa như thế nào? Ai có thẩm quyền đánh giá?
- Nguyên tắc đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa như thế nào?
- Ai có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa?
- Có mấy phương thức để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa?
- Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá được quy định ra sao?
Nguyên tắc đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định:
Nguyên tắc đánh giá
1. Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
2. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
3. Bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá
Như vậy, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa dựa trên 03 nguyên tắc:
- Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
- Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
- Bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.
Nguyên tắc đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa như thế nào? Ai có thẩm quyền đánh giá?(Hình internet)
Ai có thẩm quyền đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền đánh giá như sau:
Thẩm quyền đánh giá
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.
4. Văn phòng Chính phủ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác thực hiện đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua việc điều tra xã hội học theo nội dung, chương trình, kế hoạch của tổ chức.
Như vậy, thẩm quyền đánh gia được phân chia thực hiện theo quy định nêu trên.
Có mấy phương thức để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định:
Phương thức thu nhận thông tin đánh giá
1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính được thu nhận thông qua các phương thức:
a) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;
b) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;
c) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Hệ thống camera giám sát;
đ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh trên giấy hoặc điện tử;
e) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;
g) Các hình thức hợp pháp khác.
...
Như vậy, có 07 phương thức để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa được nêu trên.
Bên cạnh đó, các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 30 và 31 Nghị định 61/2018/NĐ-CP và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Đồng thời, Thông tin phục vụ đánh giá từ Điều tra xã hội học độc lập quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được thực hiện thường xuyên thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua Phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc phối hợp với các cuộc điều tra xã hội học độc lập khác có một số nội dung tương tự;
Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra xã hội học và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
- Và các đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu nhận thông tin phục vụ đánh giá có trách nhiệm động viên, hướng dẫn, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia gửi ý kiến đánh giá, tham gia điều tra xã hội học.
Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá được quy định ra sao?
Tại Điều 12 Thông tư 01/2018/TT-VPCP quy định về việc Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá như sau:
Tổ chức thu thập ý kiến đánh giá
1. Việc thu thập ý kiến đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục; bố trí ở vị trí thuận lợi, với kích thước phù hợp để cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện quyền góp ý, phản ánh.
2. Phiếu đánh giá dành cho tổ chức, cá nhân phải đặt tại bàn viết hồ sơ dành cho tổ chức, cá nhân, trên bàn làm việc của công chức, bàn tiếp đón và bàn trả kết quả; được phát cho tổ chức, cá nhân kèm theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.
3. Phiếu đánh giá dạng điện tử dành cho cá nhân, tổ chức được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để cá nhân, tổ chức thực hiện đánh giá trực tuyến; đồng thời, tích hợp ý kiến góp ý, phản ánh và kết quả xử lý với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Căn cứ Điều 31 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư này, Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng mẫu phiếu đánh giá tại bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, việc thu thập ý kiến đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục; bố trí ở vị trí thuận lợi, với kích thước phù hợp để cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện quyền góp ý, phản ánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?