Người nghiện ma túy có được thực hiện cai nghiện tại nhà hay không? Tự ý tổ chức cai nghiện ma túy tại nhà khi chưa được cấp phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Có được tổ chức cai nghiện ma túy tại nhà hay không?
Trước đây, theo Điều 9 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về cai nghiện ma túy tại gia đình như sau:
“Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
1. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.”
Theo đó, người nghiện mà túy hoặc gia đình, người giám hộ người nghiện ma túy chưa thành niên có thể đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình. Tuy nhiên, Nghị định 94/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 01/01/2022.
Theo Điều 16 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như sau:
“Điều 16. Điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; không trong thời hạn cấm hành nghề hoặc công việc.
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
a) Có cơ sở vật chất để thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ cai nghiện theo phạm vi dịch vụ đăng ký. Trường hợp cung cấp dịch vụ nội trú, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về phòng ở, các tiêu chuẩn chuyên môn khác quy định tại điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều 6 Nghị định này;
b) Có trang thiết bị để thực hiện các dịch vụ cai nghiện theo quy định tại Mục A Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
3. Về nhân sự:
a) Có ít nhất 01 người chịu trách nhiệm chính thực hiện việc cung cấp dịch vụ, có trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo phù hợp;
b) Nhân sự phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được tất cả các điều kiện kể trên thì mới được cho phép cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình.
Người nghiện ma túy có được thực hiện cai nghiện ma túy tại nhà hay không? Điều kiện cai nghiện ma túy tại nhà là gì?
Thủ tục đăng ký cấp phép cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng gồm:
- Văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này;
- 01 bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với tổ chức cung cấp dịch vụ);
- Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cung cấp dịch vụ;
- 01 bản chính danh sách nhân viên theo Mẫu số 03 Phụ lục II, kèm theo 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ, phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 03 tháng tại thời điểm nộp hồ sơ của từng nhân viên; lý lịch tóm tắt của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở cung cấp dịch vụ theo Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định này;
- Dự kiến quy trình cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
(2) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú. Trường hợp gửi hồ sơ theo phương thức điện tử, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc của hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 14 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và công bố tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo Mẫu số 14 Phụ lục II Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân huyện nơi tổ chức đặt trụ sở hoặc cá nhân cư trú. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì Ủy ban nhân dân huyện thẩm định và công bố kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện thì phải thông báo bằng văn bản.
Trường hợp tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện mà chưa được cấp phép sẽ bị xử lý thế nào?
Theo khoản 7 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
…
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.”
Theo đó, trường hợp chưa được cấp phép tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện thì sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, nếu người nước ngoài có hành vi vi phạm có thể bị trục xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?