Người lao động dôi dư được tuyển dụng trước 21/4/1998 được hưởng chính sách gì khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp lại?
- Được tuyển dụng trước 21/4/1998 người lao động có được hưởng chính sách hỗ do bị dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp?
- Người lao động dôi dư được tuyển dụng trước 21/4/1998 được hưởng chính sách gì khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp lại?
- Cách xác định thời gian làm việc để tính các chế độ đối với lao động tuyển dụng trước 21/4/1998 bị dôi dư?
Được tuyển dụng trước 21/4/1998 người lao động có được hưởng chính sách hỗ do bị dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm; làm việc ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng;
Người lao động được tuyển dụng trước 21/4/1998, dôi dư khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại. Thì được hưởng chính sách hỗ trợ phải thỏa mãn các trường hợp sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Có tên trong danh sách lao động
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại trong các trường hợp:
+ Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.
+ Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
+ Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
+ Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
- Tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm
- Trường hợp làm việc ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.
Người lao động dôi dư được tuyển dụng trước 21/4/1998 được hưởng chính sách gì khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp lại?
Người lao động dôi dư được tuyển dụng trước 21/4/1998 được hưởng chính sách gì khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp lại?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP có quy định về chính sách đối với người lao động được tuyển dụng trước 21/4/1998, bị dôi dư khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
+ Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu.
+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.
- Trường hợp không đủ điều kiện để thỏa mãn các quy định trên thì, người lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
+ Trợ cấp mất việc làm.;
+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
Cách xác định thời gian làm việc để tính các chế độ đối với lao động tuyển dụng trước 21/4/1998 bị dôi dư?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 97/2022/NĐ-CP thì thời làm việc để làm căn cứ tính chế độ được xác định như sau:
- Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ là thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại. Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm.
Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?