Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP?

Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP đúng không? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP?

Ngày 12/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nhằm phát huy vai trò của Chính phủ trong xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, Chính phủ yêu cầu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương, thời hạn bổ nhiệm và cơ chế bảo đảm để đội ngũ cán bộ tư pháp yên tâm công tác, liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; mở rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp.

Đồng thời phát triển nhân lực tư pháp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tư pháp; rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật.

Bên cạnh đó, xác định rõ hệ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, kinh tế, xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đối với từng chức danh, nhân lực tư pháp.

Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP?

Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP?

Yêu cầu cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức?

Cũng tại Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ nhằm thực hiện nhiệm vụ phát huy vai trò của Chính phủ trong hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực và một số nhiệm vụ khác như sau:

- Tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; trong công tác xây dựng pháp luật.

- Chỉ đạo tham mưu quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

- Quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.

- Hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực.

Yêu cầu giải quyết hiệu quả các xung đột về thẩm quyền và pháp luật giữa Việt Nam và các quốc gia khác?

Nghị quyết 77/NQQ-CP năm 2023 có nêu rõ đây là một trong những nhiệm vụ được đề ra nhằm phát huy vai trò của Chính phủ trong tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cụ thể:

- Chính phủ yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2023 nêu rõ, cần chủ động tham gia, đóng góp vào việc xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự quốc tế, khu vực.

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; giải quyết hiệu quả các xung đột về thẩm quyền và pháp luật giữa Việt Nam và các quốc gia khác, bảo đảm tốt các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nhân lực hợp tác pháp luật quốc tế; xây dựng cơ chế thúc đẩy sự tham gia và hiện diện của chuyên gia pháp luật Việt Nam trong các thiết chế pháp luật quốc tế; hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

- Tăng cường công tác thông tin đối ngoại về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Việt Nam.

Chương trình hành động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 94/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ra sao?
Pháp luật
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực nhất Châu Á đúng không?
Pháp luật
Nghị quyết 66/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ có các mục tiêu phấn đấu đến 2030 ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 149/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối công tác giao thông?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì?
Pháp luật
9 nhóm nhiệm vụ trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn là gì?
Pháp luật
Chính phủ yêu cầu rà soát, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo cử nhân luật, thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tư pháp?
Pháp luật
Nghiên cứu đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ tư pháp trong tình hình mới theo Nghị quyết 77/NQ-CP?
Pháp luật
05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình hành động
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
888 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình hành động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình hành động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào