Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?

Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?

Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?

NÓNG: Đáp án tuần 3 cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 trọn bộ

Theo Mục III Phần thứ hai Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 TẠI ĐÂY của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu phương châm chỉ đạo như sau:

III- Phương châm chỉ đạo
- Thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống từ cơ sở.

Như vậy, tại Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 có nêu quan điểm thực hiện phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, phương châm chỉ đạo về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới còn có các nội dung như sau:

- Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống từ cơ sở.

Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?

Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào? (Hình từ internet)

Mục tiêu của Nghị quyết 44-NQ/TW về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới ra sao?

Tại Mục II Phần thứ hai Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu mục tiêu như sau:

- Về mục tiêu chung:

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.

- Về mục tiêu cụ thể:

+ Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu, nêu gương của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

+ Kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng, làm hạt nhân để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường chuyển đổi số, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước toàn diện, nhanh, bền vững. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

+ Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống dựng nước, giữ nước kiên cường bất khuất của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

+ Tăng cường nguồn lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng gồm có như sau:

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Hoạt động quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024? Lịch xem triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?
Pháp luật
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mấy giờ? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chiếu trên kênh nào?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách củng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân không? Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
Pháp luật
Việc thực hiện đối ngoại quốc phòng được quy định thế nào trong chính sách của Nhà nước về quốc phòng?
Pháp luật
Theo quy định của Luật Quốc phòng, bảo đảm quốc phòng gồm những gì? 05 nguyên tắc hoạt động quốc phòng?
Pháp luật
Ngày 19 tháng 12 diễn ra triển lãm Quốc phòng Quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai đúng không? Diễn ra tại đâu?
Pháp luật
Theo quy định của Luật Quốc phòng, tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực vật lực tài chính và yếu tố gì ở trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng?
Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian nào? Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động quốc phòng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,976 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào