Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có được Nhà nước trợ cấp không?
- Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có được Nhà nước trợ cấp không?
- Mức trợ cấp hàng tháng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn là bao nhiêu?
- Để được hưởng trợ cấp thì nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có được Nhà nước trợ cấp không?
Chính phủ ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn bao gồm trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng.
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ này gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định này là 1.150.000 đồng), gồm:
a) Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
b) Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
c) Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
d) Các đối tượng còn lại không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c nêu trên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn theo quy định tại Nghị định này.
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có được Nhà nước trợ cấp không? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp hàng tháng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 109/2015/NĐ-CP về mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn như sau:
Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
1. Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
2. Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau:
a) Đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở;
b) Đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
3. Mức 700.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 109/2015/NĐ-CP về mức hỗ trợ bảo hiểm y tế và chi phí mai táng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP được hỗ trợ bảo hiểm y tế như sau:
+ Được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế với mức đóng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo (mức đóng tại thời điểm ban hành Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở do Chính phủ quy định).
+ Được hưởng bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP khi chết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức mai táng được nhà nước hỗ trợ chi phí mai táng là 7.000. 000 đồng.
Để được hưởng trợ cấp thì nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
- Đối với trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hồ sơ xét hưởng trợ cấp sinh hoạt tháng như sau:
Hồ sơ xét hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
1. Hồ sơ hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, gồm:
a) Tờ khai của người đề nghị hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) Quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” của người đề nghị hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế;
c) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) của một trong các giấy tờ có liên quan sau:
- Giấy chứng minh nhân dân đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
- Giấy ra viện (trường hợp điều trị nội trú) hoặc Phiếu hội chẩn hoặc Biên bản hội chẩn hoặc Bệnh án của bệnh viện hoặc Sổ khám chữa bệnh do cơ sở y tế thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (trường hợp không điều trị nội trú) trong đó thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
- Đối với hỗ trợ chi phí mai táng:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị chi phí mai táng như sau:
Hồ sơ xét hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
...
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng, gồm:
a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức mai táng theo mẫu số 3a hoặc số 3b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng tử của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?