Ngày Quốc tế lao động 1/5 người lao động có được nghỉ không? Người lao động tự ý nghỉ sau ngày 1/5 thì có bị đuổi việc không?

Ngày Quốc tế lao động 1/5 người lao động có được nghỉ không? Người lao động tự ý nghỉ sau ngày 1/5 thì có bị đuổi việc không? Câu hỏi từ anh M.H - TPHCM.

Lịch sử hình thành ngày Quốc tế lao động 1/5?

Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 01/5/1890 lần đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ "Ngày làm 8 giờ", "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".

Ngày Quốc tế Lao động 01/5 đã trở thành ngày lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới; là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày 1/5 người lao động có được nghỉ không? Người lao động tự ý nghỉ sau ngày 1/5 thì có bị đuổi việc không?

Ngày 1/5 người lao động có được nghỉ không? Người lao động tự ý nghỉ sau ngày 1/5 thì có bị đuổi việc không? (Hình từ Internet)

Ngày 1/5 người lao động có được nghỉ không?

Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Ngày 18/02/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 22c quy định ngày 01/5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta.

Ngày 29/4/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 56 quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5.

Ngày 01/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, ngày Quốc tế Lao động 01/5 được tổ chức kỷ niệm trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.

Từ đó, ngày Quốc tế Lao động (ngày 01/5) hằng năm là một trong những ngày lễ lớn của đất nước, ngày hội của GCCN và nhân dân lao động Việt Nam.

Theo đó, hiện nay tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo đó thì ngày 1/5 - ngày Quốc tế lao động, người lao động sẽ được nghỉ ngày 1/5 đồng thời vào ngày trước đó theo lịch vạn niên là lễ Chiến thắng, người lao động được nghỉ 1 ngày 30/4 Dương lịch.

Năm 2024, ngày 30/4 rơi vào thứ ba ngày 30/4/2024 và 1/5/2024 là thứ 4.

Như vậy, năm nay người lao động sẽ được nghỉ nghỉ hai lễ 30/4 1/5 kéo dài 2 ngày từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ tư ngày 1/5/2024.

Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.

Tuy nhiên, nếu thứ ba hay thứ tư là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định của công ty thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, tức là nghỉ đến hết thứ năm ngày 2/5/2024 (khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

Người lao động tự ý nghỉ sau ngày 1/5 thì có bị đuổi việc không?

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Như vậy, nếu như người lao động tự ý nghỉ việc trong dịp lễ từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý chính đáng thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
Pháp luật
Thời giờ làm việc theo tuần của người lao động được quy định thế nào? Giờ làm việc ban đêm dành cho người lao động được quy định ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
Pháp luật
Công ty có được yêu cầu phạt tiền khi người lao động vi phạm nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo thay đổi nhân sự phụ trách khách hàng, đại lý dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?
Pháp luật
Người lao động không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán tiền những ngày phép chưa nghỉ không?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,125 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào