Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ở Việt Nam, khuyến khích toàn dân hiến máu tình nguyện vào ngày 7/4 hàng năm đúng không?
Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ở Việt Nam, khuyến khích toàn dân hiến máu tình nguyện vào ngày 7/4 hàng năm đúng không?
Ngày 7 tháng 4 mỗi năm được gọi là ngày Sức khỏe Thế giới hay với tên gọi khác là ngày Y tế Thế giới hay World Health Day (WHD). Đây là ngày được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm kỷ niệm việc thành lập WHO và là một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.
Thêm vào đó, ngày 7/4/2000, để cung cấp đầy đủ máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị người bệnh trên cơ sở cho máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền máu trong các cơ sở y tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 43/2000/QĐ-TTg về vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày toàn dân hiến máu tình nguyện.
Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ở Việt Nam, khuyến khích toàn dân hiến máu tình nguyện vào ngày 7/4 hàng năm đúng không? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa của ngày 7 tháng 4 là gì?
Ý nghĩa của ngày y tế thế giới:
Hướng đến mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng trên thế giới đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả.
Đồng thời, ngày này còn nhằm mục đích lan tỏa, vận động mọi người quan tâm đến sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe toàn cầu.
Ý nghĩa của ngày toàn dân hiến máu tình nguyện:
Kể từ năm 2000 đến nay, ngày 7/4 hàng năm là dịp để các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân cả nước về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người.
Đồng thời qua tuyên truyền khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu thường xuyên. Từ đó tạo phong trào hiến máu lan tỏa, rộng khắp trong toàn xã hội.
Trong Thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước nhân ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện năm 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
“…mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên cứu người để giúp cho mỗi người kiểm tra được sức khỏe của mình, cứu giúp người bệnh, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước”.
Chi hỗ trợ cho đơn vị tổ chức ngày hiến máu tình nguyện gồm những nội dung gì?
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BYT nêu trên thì nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 182/2009/TT-BTC, cụ thể:
Nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện từ nguồn kinh phí thu hồi khi cung cấp máu toàn phần, các chế phẩm máu
...
2. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện:
a) Nội dung chi hỗ trợ:
- In ấn tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền;
- Thù lao tuyên truyền viên; hỗ trợ cán bộ tư vấn trước và sau hiến máu tình nguyện;
- Chi thuê mướn địa điểm (nếu có);
- Chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở;
- Chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu tình nguyện;
b) Mức chi cụ thể cho các nội dung trên do cơ sở thu gom máu và cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thoả thuận theo các chế độ hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế và không vượt quá mức hỗ trợ tối đa do Bộ Y tế quyết định.
c) Khoản kinh phí nêu trên được cơ sở thu gom máu chuyển cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thông qua hợp đồng trách nhiệm. Căn cứ dự kiến khả năng số lượng máu thu gom được trong đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu có trách nhiệm ứng trước 50% chi phí để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện. Trong phạm vi 7 ngày, sau khi kết thúc đợt hiến máu tình nguyện, cơ sở thu gom máu thực hiện thanh lý hợp đồng và thanh toán toàn bộ số kinh phí hỗ trợ cho cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện theo hợp đồng đã ký.
d) Trường hợp đơn vị, cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện không có nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ nêu tại điểm a khoản này, cơ sở thu gom máu được sử dụng số kinh phí cho các hoạt động tổ chức hiến máu tình nguyện, chăm sóc người hiến máu của các đợt khác hoặc sử dụng để thanh toán cho các trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế nhưng được miễn trả tiền máu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, nội dung chi hỗ trợ cho đơn vị tổ chức ngày hiến máu tình nguyện gồm:
- In ấn tài liệu, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền;
- Thù lao tuyên truyền viên; hỗ trợ cán bộ tư vấn trước và sau hiến máu tình nguyện;
- Chi thuê mướn địa điểm (nếu có);
- Chi cho công tác tổng kết khen thưởng cấp cơ sở;
- Chi khác cho việc tổ chức ngày hiến máu tình nguyện;
Mức chi cụ thể cho các nội dung trên do cơ sở thu gom máu và cơ sở tổ chức ngày hiến máu tình nguyện thoả thuận theo các chế độ hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế và không vượt quá mức hỗ trợ tối đa do Bộ Y tế quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?