Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Xem thêm: Tháng 11 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch?
Căn cứ theo Công văn 6512/VPCP-V.I 2007 quy định cụ thể như sau:
Xét Báo cáo số 97/2007/VP-HH ngày 28 tháng 10 năm 2007 của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với sự nhất trí của các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan kiến nghị chọn một ngày làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái"; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Đồng ý chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái". Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.
Như vậy, chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái".
Dưới đây là lịch tháng 11 năm 2024:
Theo lịch tháng 11 năm 2024 thì ngày 29 tháng 11 năm 2024 vào Thứ sáu trong tuần tức ngày 29/10/2024 âm lịch.
Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam? (Hình ảnh Internet)
Nhiệm vụ của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định nhiệm vụ của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam như sau:
(1) Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
(2) Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
(3) Liên kết giữa các hội viên để hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
(4) Chủ động trong công tác tìm kiếm và phát hiện hàng giả và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp đỡ các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
(5) Hướng dẫn và giúp đỡ hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hội viên.
(6) Cập nhật và cung cấp cho các hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
(7) Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
(8) Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
(9) Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các công việc liên quan đến chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khi được giao.
(10) Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật.
(11) Tham gia hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
(12) Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam ủy quyền.
Điều kiện trở thành hội viên Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV quy định điều kiện trở thành hội viên Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam như sau:
- Hội viên chính thức của Hiệp hội: Các tổ chức kinh tế của Việt Nam tán thành điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập và nộp lệ phí gia nhập đều được xét để gia nhập Hiệp hội.
- Hội viên liên kết: các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài) tán thành điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập và nộp lệ phí gia nhập đều được xét để gia nhập Hiệp hội.
- Hội viên danh dự của Hiệp hội gồm đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước về chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các nhà khoa học thuộc một số ngành, lĩnh vực có liên quan tán thành điều lệ và có nguyện vọng tham gia Hiệp hội, được Ban chấp hành Hiệp hội nhất trí mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội.
- Các thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội được Đại hội thành lập Hiệp hội công nhận là hội viên sáng lập của Hiệp hội.
- Các doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện ghi ở khoản 1 Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội ban hành kèm theo Quyết định 44/2004/QĐ-BNV muốn gia nhập Hiệp hội cần làm đơn (theo mẫu quy định). Việc kết nạp hội viên mới do Ban chấp hành Hiệp hội quyết định. Các tổ chức và cá nhân đó chính thức trở thành hội viên sau khi đóng lệ phí gia nhập và nhận được thẻ hội viên của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với Đảng viên dự bị? Thời gian dự bị của đảng viên là bao lâu?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên giới thiệu nhưng được miễn sinh hoạt nơi cư trú?
- Tháng 12 hằng năm là tháng gì? Ý nghĩa tháng 12 năm 2024? Tháng 12 có sự kiện gì? Tháng 12 có bao nhiêu ngày 2024?
- Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?
- Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu xuất kho chuẩn nhất?