Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?

Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện? Chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
...
5. Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời gian phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 15 ngày kể từ ngày có đủ hồ sơ hoàn thiện theo kết quả thẩm định.
6. Điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị phù hợp tình hình, điều kiện thực tế.
b) Nội dung cần điều chỉnh trong danh mục công trình kiến trúc có giá trị phải được lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt theo trình tự, thời gian quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này; nội dung không điều chỉnh của danh mục đã được phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

Theo đó, thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời gian phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 15 ngày kể từ ngày có đủ hồ sơ hoàn thiện theo kết quả thẩm định.

Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?

Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện? (Hình từ Internet)

Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
...
2. Lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.
c) Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.
d) Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm: dự thảo Tờ trình; danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo; thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục; hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo; đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.
đ) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp, các chuyên gia lĩnh vực kiến trúc, văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo tiêu chí đánh giá, phân loại quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.
...

Như vậy, việc thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị sẽ do Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp, các chuyên gia lĩnh vực kiến trúc, văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo tiêu chí đánh giá, phân loại quy định tại Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 85/2020/NĐ-CP.

Chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 có quy định như sau:

Theo đó, chủ sở hữu công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;

- Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;

- Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;

- Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;

- Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.

Danh mục công trình kiến trúc có giá trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí? Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị?
Pháp luật
Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc là bao lâu? Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do ai thực hiện?
Pháp luật
Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo những trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh mục công trình kiến trúc có giá trị
31 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh mục công trình kiến trúc có giá trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh mục công trình kiến trúc có giá trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào