Ngày 21 tháng 10 là ngày gì? Ngày 21 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 21 tháng 10 có ngày lễ gì ở Việt Nam?
Ngày 21 tháng 10 là ngày gì? Ngày 21 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 21 tháng 10 có ngày lễ gì ở Việt Nam?
Ngày 21 tháng 10 không chỉ là một ngày bình thường trong năm mà còn mang nhiều ý nghĩa trong các nền văn hóa và lịch sử khác nhau.
Theo đó, ngày 21 tháng 10 là một ngày đáng chú ý trong năm với nhiều sự kiện và ý nghĩa đặc biệt. Việc tìm hiểu về ngày 21 tháng 10 giúp chúng ta nắm bắt được các hoạt động lịch sử, văn hóa và những sự kiện quan trọng diễn ra vào thời điểm này.
Vào ngày 21 tháng 10 năm 1946, cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt Việt Nam vinh dự được nhận nhiệm vụ tổ chức một chuyến tàu đặc biệt đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hải Phòng về Hà Nội sau chuyến thăm Pháp về.
Sự kiện ngày 21 tháng 10 năm 1946 đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử Đường sắt Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của đông đảo các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên đường sắt, ngày 11/3/1996, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21 tháng 10 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam.
>> Như vậy, ngày ngày 21 tháng 10 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam.
Dưới đây là lịch dương tháng 10 2024:
Tháng 10 năm 2024 theo lịch dương bắt đầu vào thứ Ba và kết thúc vào thứ Năm, bao gồm 31 ngày.
Theo đó, ngày 21 tháng 10 năm 2024 rơi vào Thứ 2 trong tuần.
Ngày 21 tháng 10 là ngày gì? Ngày 21 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 21 tháng 10 có ngày lễ gì ở Việt Nam? (Hình ảnh Internet)
Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam 21 tháng 10 năm nay được tổ chức kỷ niệm thế nào?
Năm nay kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam (21/10/1946 - 21/10/2024) như sau:
Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo các quy định nêu trên thì năm nay 2024 là năm khác, năm nay Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam (21/10/1946 - 21/10/2024) thì chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam.
Không tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam (21/10/1946 - 21/10/2024).
Lưu ý: Kinh phí tổ chức Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Đường sắt 2017 quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt như sau:
(1) Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
(2) Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
(3) Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
(4) Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
(5) Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ cúng Tất niên là gì? Cúng Tất niên là tính theo ngày Âm hay Dương? Tết Nguyên đán nghỉ được bao nhiêu ngày?
- Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
- Người dùng Facebook cần lưu ý gì từ ngày 25/12/2024? Điều kiện quản lý nội dung, thông tin đối với mạng xã hội ra sao?
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024 chính thức? Khung giờ thi IOE cấp trường 2024? Ngày bao nhiêu thi IOE cấp trường?
- Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện gồm những gì? Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện do ai ký xác nhận?