Ngày 14 tháng 2 là ngày gì? Lịch nghỉ lễ trong tháng 2 năm 2024 của người lao động sẽ như thế nào?
Ngày 14 tháng 2 là ngày gì?
Ngày 14 tháng 2 được biết đến là ngày lễ tình nhân, hay còn gọi là ngày Valentine.
Điều đặc biệt là theo lịch 2024, ngày 14 tháng 2 năm 2024 sẽ là mùng 5 Tết Âm lịch 2024 tức ngày Thứ Tư trong tuần.
Ngày 14 tháng 2 là ngày gì? Lịch nghỉ lễ trong tháng 2 năm 2024 của người lao động sẽ như thế nào?
Lịch nghỉ lễ trong tháng 2 năm 2024 của người lao động sẽ như thế nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm 2024 theo lịch âm dương là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo đó, mùng 1 Tết Âm lịch 2024 sẽ rơi vào ngày 10/02/2024 dương lịch người lao động sẽ có lịch nghỉ lễ như sau:
Trường hợp người lao động không phải làm việc vào thứ 7 của tuần:
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 5 ngày 15/02/2024 (mùng 6 Tết).
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 5 ngày 08/02/2024 (nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 4 ngày 07/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 3 ngày 13/02/2024 (mùng 4 Tết).
Người lao động sẽ được nghỉ liên tục 7 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 2 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần).
Trường hợp người lao động phải làm việc vào thứ 7 của tuần:
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 6 ngày 09/02/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (mùng 5 Tết).
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 5 ngày 08/02/2024 (nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 3 ngày 13/02/2024 (mùng 4 Tết).
- Người lao động bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ 4 ngày 07/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão) cho đến hết thứ 2 ngày 12/02/2024 (mùng 3 Tết).
Người lao động sẽ được nghỉ liên tục 6 ngày, trong đó bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch theo quy định của Nhà nước và 1 ngày nghỉ bù (do trùng ngày nghỉ Chủ Nhật hằng tuần).
Như vậy, năm 2024 người lao động có thể sẽ được nghỉ Tết Âm lịch lên tới 07 ngày hoặc nghỉ 06 ngày theo các phương án nêu trên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ Tết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc quyết định thời gian nghỉ lễ phụ thuộc vào quy định của từng công ty khác nhau.
Cách tính lương làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ ra sao?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?