Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào?

Tôi muốn hỏi nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào? - câu hỏi của chị Hảo (Quãng Ngãi)

Những nhiệm vụ triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?

Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BCT năm 2023 quy định danh mục nhiệm vụ triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

+ Xây dựng và triển khai Kế hoạch truyền thông về công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

++ Triển khai dịch vụ đăng tin, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng/ bất chính

++ Biên soạn, biên dịch, thiết kế, in ấn Báo cáo ngành bán hàng đa cấp Việt Nam năm 2021 (bản tiếng Việt và tiếng Anh)

++ Tổ chức Hội nghị tổng kết quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

+ Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng/ bất chính

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, pháp luật, kỹ năng, trình độ cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (cả ở cấp TW và tỉnh, thành phố trực thuộc TW)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào?

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như thế nào?

Căn cứ theo khoản 20 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:

- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật;

- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện những hành vi nào?

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về những vi hành nghiêm cấm thực hiện của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:

- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

- Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

- Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;

- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;

- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;

- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;

- Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Bán hàng đa cấp Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bán hàng đa cấp
Kinh doanh theo phương thức đa cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bán hàng đa cấp là gì? Tổ chức bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp tự ý chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp có trách nhiệm gì khi chấm dứt họat động bán hàng đa cấp?
Pháp luật
Cá nhân bán hàng đa cấp không được thực hiện những gì theo quy định? Cá nhân bán hàng đa cấp phải tham gia chương trình đào tạo bán hàng trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Đa cấp là gì? Có được phép bán hàng đa cấp tại Việt Nam? Hình thức kinh doanh đa cấp có được thừa nhận tại Việt Nam?
Pháp luật
Công ty bán hàng đa cấp muốn hoạt động phải có vốn điều lệ bao nhiêu? Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng có mạng lưới thế nào? Cá nhân bán hàng đa cấp phải tham gia chương trình đào tạo bán hàng trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Công ty bán hàng đa cấp có được yêu cầu cọc tiền để tham gia bán hàng đa cấp không? Công ty bán hàng đa cấp có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Bán hàng trực tiếp là gì? Bán hàng đa cấp có phải là một hình thức của bán hàng trực tiếp không?
Pháp luật
Tổ chức bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào? Tổ chức bán hàng đa cấp có phải ký hợp đồng khi bán hàng không?
Pháp luật
Cá nhân bán hàng đa cấp phải tham gia chương trình đào tạo cơ bản trong thời gian bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bán hàng đa cấp có phải là một hình thức bán hàng trực tiếp không? Tổ chức bán hàng đa cấp có phải xuất hóa đơn cho khách hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán hàng đa cấp
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,220 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán hàng đa cấp Kinh doanh theo phương thức đa cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán hàng đa cấp Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh theo phương thức đa cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào