Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào?

Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào? Câu hỏi từ Chị Đ.P - Lâm Đồng

Tổ chức của lực lượng cơ yếu hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 22 Luật Cơ yếu 2011, tổ chức của lực lượng cơ yếu hiện nay gồm:

(1) Ban Cơ yếu Chính phủ.

(2) Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:

- Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;

- Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;

- Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;

- Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.

Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại (2) là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.

Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào?

Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào? (Hình từ Internet)

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm những ai?

Căn cứ Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 thì người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:

- Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);

- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 (còn gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).

Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Cơ yếu 2011, người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;

- Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.

Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, điều kiện tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu gồm có như sau:

- Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.

- Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.

Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc không phải là quân nhân, CAND ra sao?

Căn cứ Điều 35 Luật Cơ yếu 2011, chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc như sau:

(1) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

- Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;

- Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

- Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.

(2) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:

- Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;

- Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;

- Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.

(3) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

- Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

- Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

- Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tổ chức cơ yếu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhận mệnh lệnh phải làm nhưng mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải làm sao?
Pháp luật
Năm 2024, muốn làm việc trong tổ chức cơ yếu cần đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động cơ yếu là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là ai? Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Pháp luật
Người vào tổ chức cơ yếu được có bao nhiêu quốc tịch? Ai có thẩm quyền quy định chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức cơ yếu
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,121 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức cơ yếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức cơ yếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào