Mục tiêu và tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai được Bộ Chính trị đặt ra như thế nào?

Ngày 5/5/2022 Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó quy đinh về mục tiêu và tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai.

Bộ Chính trị đã đặt ra tình hình và nguyên nhân nào trong phương hướng phát triển của Hà Nội đến năm 2030?

Theo Mục I Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã đưa ra tình hình và nguyên nhân về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng, vị trí, vai trò là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm; GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010. Quy mô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng lên một bước; kết quả xây dựng nông thôn mới là dấu ấn nổi bật. Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng lên; diện mạo của Thủ đô có nhiều đổi thay, văn minh, hiện đại hơn. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao ở cả trong nước và quốc tế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả; năng lực, phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực; sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng.

- Bên cạnh những kết quả và thành tích đã đạt được, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Nhiều tiềm năng, lợi thế của Thủ đô vẫn chưa được đánh giá, khai thác, phát huy đầy đủ. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững. Chưa hoàn thành một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng Nghị quyết đã đề ra. Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới. Hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, phát triển đô thị, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường còn hạn chế; phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ; nhiều dự án lớn chậm được triển khai, gây lãng phí nguồn lực; việc quy hoạch xây dựng các đô thị vệ tinh không đạt kế hoạch. Phát triển văn hoá, xã hội, xây dựng con người Hà Nội chưa thực sự tương xứng với vai trò, vị thế, tiềm năng và nền tảng lịch sử - văn hoá ngàn năm văn hiến của Thủ đô. Hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở còn nhiều bất cập. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Liên kết, hợp tác giữa Thủ đô với các địa phương trong vùng và cả nước chưa hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế; việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cá biệt còn có cán bộ chủ chốt bị kỷ luật, bị xử lý hình sự ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ.

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do công tác quán triệt, thể chế hoá, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị hiệu quả chưa cao. Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thủ đô chưa sâu sắc, toàn diện. Năng lực, phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu, tư duy, tầm nhìn chiến lược, ý chí và khát vọng phát triển của một số cấp uỷ, tổ chức đảng còn hạn chế; năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa ngang tầm nhiệm vụ; ý thức, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp chưa tốt. Một số cơ chế, chính sách đặc thù chưa phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương đối với Thủ đô có mặt chưa hợp lý, thiếu thường xuyên, kịp thời.

Mục tiêu và tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai được Bộ Chính trị đặt ra như thế nào?

Mục tiêu và tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội trong tương lai được Bộ Chính trị đặt ra như thế nào?

Bộ Chính trị đưa ra quan điểm gì về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Theo tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm về phướng hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội như sau:

- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Mục tiêu và tầm nhìn phát triển thủ đô Hà Nội là gì?

Theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu, tầm nhìn như sau:

- Mục tiêu đến năm 2030:

+ Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

- Tầm nhìn đến năm 2045

+ Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo đó, mục tiêu thủ đô Hà Nội đến năm 2030 sẽ là trung tâm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hội nhập và thu hút đầu tư để nâng tầm thủ đo. Còn tầm nhìn đến năm 2045 thì Hà Nội sẽ là thành phố có mức sống và chất lượng sống cao, phát triển toàn diện về kinh tế và văn hóa.

Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Các hoạt động Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 thế nào?
Pháp luật
Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, được sử dụng lòng đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội? Quy định giới hạn độ sâu ra sao?
Pháp luật
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Pháp luật
Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh gì?
Pháp luật
Trách nhiệm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là gì? Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thế nào trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô Hà Nội?
Pháp luật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng, phát triển và kết nối thế nào? Ai ban hành các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất trên địa bàn Thủ đô?
Pháp luật
Giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Thủ đô có phải không?
Pháp luật
Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ và trách nhiệm của ai? Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội phải bảo đảm các tiêu chí nào?
Pháp luật
Thủ đô Hà Nội có vai trò như thế nào? Cơ quan tổ chức Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thế nào trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ đô Hà Nội
14,685 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào