Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? Thắc mắc của anh K.P ở Kon Tum.

Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Tại Mục 2 Chương II Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ nêu rỏ mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 như sau:

Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đa dạng về loại hình, hiệu quả về dịch vụ, đủ năng lực, quy mô; mở rộng, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng trong xã hội, tạo điều kiện phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; phân bố hợp lý về nhu cầu trợ giúp, quy mô, cơ cấu vùng, miền; đảm bảo là cơ sở để tổ chức không gian, phát triển và quản lý mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn quy hoạch bảo đảm tính khách quan, khoa học và pháp lý hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả. Mục tiêu cụ thể như sau:

- Bảo đảm ít nhất 90% số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người chăm sóc, không có điều kiện sống tại cộng đồng, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Tối thiểu 90% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng từ các cơ sở cai nghiện.

- Tối thiểu 90% các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các tiêu chí, điều kiện tiếp cận theo quy định đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

- Tối thiểu 50% số cơ sở ngoài công lập hiện có trong mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội được củng cố, phát triển về chất lượng, công suất phục vụ. Đạt tối thiểu 90% số người có hoàn cảnh khó khăn được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp.

Mục tiêu phát triển quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào? (Hình từ internet)

Có bao nhiêu loại hình cơ sở trợ giúp xã hội?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, quy định hiện nay có 7 loại hình cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.

- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.

- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.

- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở trợ giúp xã hội có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, cơ sở trợ giúp xã hội có các nhiệm vụ như sau:

- Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp

+ Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;

+ Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;

+ Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.

- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.

- Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.

- Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.

- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.

- Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.

- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.

- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực

+ Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;

+ Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.

- Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.

- Phát triển cộng đồng

+ Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;

+ Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;

+ Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.

- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

- Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.

- Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức có quyền được thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không? Hồ sơ đăng ký thành lập gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ xin thành lập cơ sở từ thiện, cơ sở trợ giúp xã hội trong bệnh viện hiện nay bao gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải thể cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Người lớn tuổi có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn có được đăng ký sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội phải cho trẻ em tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế ít nhất mấy lần trước khi được nhận nuôi?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở trợ giúp xã hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
633 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở trợ giúp xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở trợ giúp xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào