Mục tiêu đến năm 2025: 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả có phải không?

Cho tôi hỏi: Đến năm 2025 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả có phải không? Câu hỏi của anh Nhật đến từ Đồng Nai.

Mục tiêu nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử là gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 chỉ ra mục tiêu chung của Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 như sau:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.

- Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.

- Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2025 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả có phải không?

Mục tiêu đến năm 2025 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả có phải không? (Hình từ Internet)

Mục tiêu đến năm 2025 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả có phải không?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 chỉ ra mục tiêu cụ thể của Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 như sau:

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

- 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử được đào tạo, trang bị kiến thức về thương mại điện tử, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 319/QĐ-TTg năm 2023 chỉ ra giải pháp thực hiện Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử, hệ thống thông tin giao dịch điện tử, dữ liệu giao dịch điện tử, cơ chế kiểm soát hàng hóa trong giao dịch điện tử,...) và kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu liên quan của các lực lượng chức năng thuộc các bộ, ngành.

- Xây dựng hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu về giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội để bổ sung nguồn dữ liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Xây dựng cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Theo yêu cầu nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền quyết định phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

837 lượt xem
Sàn giao dịch thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Pháp luật
Mua hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Pháp luật
Người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin gì về hàng hóa, dịch vụ khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ?
Pháp luật
Cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa không?
Pháp luật
Chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở nào?
Pháp luật
Khi nào cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình?
Pháp luật
Mạng xã hội được coi là sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi có các yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có được quyền từ chối cung cấp dịch vụ vĩnh viễn với chủ thể có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Lazada có phải chỉ định đầu mối cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sàn giao dịch thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sàn giao dịch thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào