Mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh điều gì theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Tôi muốn hỏi mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh điều gì theo chương trình giáo dục phổ thông 2018? - câu hỏi của chị H.Y (Sa Đéc).

Mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh điều gì?

Tại Chương trình khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Theo đó, mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, năng lực chung và phẩm chất chủ yếu. Gồm các thành phần được nêu trên.

Mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh điều gì theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên là hình thành và phát triển ở học sinh điều gì theo chương trình giáo dục phổ thông 2018? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn học Khoa học tự nhiên là gì?

Tại Chương trình khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đăch điểm môn học Khoa học tư nhiên như sau:

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.

Đối tượng nghiên cứu của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Khoa học tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, làm cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn.

Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM - một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Yêu cầu cần đạt đối với môn Khoa học tự nhiên là gì?

Tại Chương trình khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt đối với môn Khoa học tự nhiên như sau:

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Những biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

Nhận thức khoa học tự nhiên

Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

- Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,….

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

- Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định.

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

Tìm hiểu tự nhiên

Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể:

- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề

+ Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.

+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

- Lập kế hoạch thực hiện

+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu

+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...).

+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch

+ Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.

+ Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.

+ So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.

+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến

+ Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể::

- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
12,962 lượt xem
Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
Pháp luật
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau ngắn gọn nhất chọn lọc? Dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau? Đặc điểm môn Văn?
Pháp luật
Viết ý kiến về một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp? Viết ý kiến của em về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích chọn lọc? Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc đã nghe?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần? Dàn ý phân tích truyện ngắn Bố tôi ra sao? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về ngày Tết lớp 6 ngắn gọn chi tiết? Yêu cầu cần đạt về viết ngữ văn lớp 6 theo Chương trình mới như thế nào?
Pháp luật
Nêu ý kiến việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường lớp 5 hay đặc sắc? Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn 4 đến 5 câu kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào