Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
- Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
- Việc tổ chức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do cơ quan nào thực hiện?
- Quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu?
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải nộp đủ mức phí thẩm định theo quy định tại Điều 2 Thông tư 245/2016/TT-BTC.
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định về mức phí thẩm định này tại Điều 4 Thông tư 245/2016/TT-BTC:
Mức thu phí
Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mức thu phí hiện nay được thực hiện theo quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 245/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 110/2017/TT-BTC):
Đối với cấp mới, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Đối với cấp mới, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động - 15.000.000 (đồng/lần)
Đối với cấp lại khi bổ sung lĩnh vực hoạt động giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động - 5.000.000 (đồng/lần)
Mức phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 245/2016/TT-BTC, quy định về việc tổ chức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
Tổ chức thu phí
1. Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Cục An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông vận tải), Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thẩm định điều kiện cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ là tổ chức thu khoản phí quy định tại mục 1 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thẩm định cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ là tổ chức thu khoản phí quy định tại mục 2 Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, các cơ quan tại khoản 1 nêu trên có trách nhiệm tổ chức thu khoản phí đối với hoạt động thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 245/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
- Tổ chức thu phí là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được trích 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đối với tổ chức thu phí là Cục An toàn lao động, Cục An toàn và Môi trường công nghiêp, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Cục Viễn thông, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Đăng kiểm, Cục Quản lý môi trường y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
+ Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?