Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 là bao nhiêu? Giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu tiền?
Ai được mua bảo hiểm y tế tự nguyện?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) có quy định Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Theo đó, căn cứ Chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì Bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc với một số nhóm đối tượng nhất định. Theo đó, sẽ có hai hình thức tham gia Bảo hiểm y tế là tự nguyện và bắt buộc.
Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng đối với:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng - Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng - Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng - Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.- Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Theo đó, khi không thuộc các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nêu trên thì việc mua bảo hiểm y tế là dựa trên sự tự nguyện.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 là bao nhiêu? Giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Khi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì được xem là tham gia theo đối tượng hộ gia đình theo Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Lúc này mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 là:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Lưu ý: Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 là được tính dựa vào hệ số và mức lương cơ sở. Do năm 2023 lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) lên 1.800.000 đồng/tháng (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15) nên việc tính mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ có sự thay đổi như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?