Mục đích, yêu cầu của công tác phòng chống mua bán người và phòng, chống tội phạm năm 2023 là gì?
Ngày 16/03/2023, Bộ Y tế ban hành ban hành Kế hoạch 360/KH-BYT năm 2023 thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2023
Luật quy định về tội mua bán người như thế nào ?
Tội phạm mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và được được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP như sau:
Tội mua bán người
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
...
Theo đó, một người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác để thực hiện việc chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.
Mục đích, yêu cầu của công tác phòng chống mua bán người và phòng, chống tội phạm năm 2023 là gì? (Hình internet)
Mục đích, yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm và phòng chống mua bán người năm 2023 là gì?
Tại mục I Kế hoạch 360/KH-BYT năm 2023 yêu cầu:
- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận 13-KL/TW năm 2021 và Chỉ thị 36-CT/TW năm 2019, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm...
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tập trung lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, ngăn chặn không để tội phạm hoạt động lộng hành, giảm tội phạm so với năm 2022.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên thuộc thẩm quyền quản lý của Ngành Y tế và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với các loại tội phạm...góp phần làm giảm các nguy cơ, đẩy lùi tội phạm và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
- Bảo đảm 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan đến các loại tội phạm trong các cơ sở y tế được tiếp nhận, phân loại để chuyển đến cơ quan chức năng để xử lý, phối hợp xử lý.
- Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 để tạo thế đồng bộ, hiệu quả, triệt để trong đấu tranh PCTP, PCMBN, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các cơ sở y tế, diễn biến của tình hình dịch Covid- 19, đồng thời chấp hành nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh.
Phân công thực hiện công tác phòng chống mua bán người năm 2023 như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 360/KH-BYT năm 2023 nêu rõ:
*Đối với các cơ sở y tế
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến tất cả công chức, viên chức, nhân viên y tế, học viên,... người bệnh, người nhà người bệnh về nâng cao cảnh giác, đề phòng với các loại tội phạm, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội,... chung tay đẩy lùi tội phạm, nạn mua bán người, mua bán máu, nội tạng cơ thể người, trọng tâm là các hoạt động sau:
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTP, PCMBN phù hợp với đặc điểm, tình hình tại từng cơ sở y tế
+ Tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; kết quả công tác PCTP, PCMBN của lực lượng chức năng
+ Tuyên truyền cách thức nhận biết, các biện pháp phòng ngừa tội phạm và nạn mua bán người
+ Có bộ phận trực điện thoại đường dây nóng 24/24, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa kịp thời vào công tác đấu tranh PCTP, PCMBN.
- Chủ động phối hợp với Chính quyền, Công an địa phương tăng cường phổ biến, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về công tác phát hiện các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trong các cơ sở y tế.
+ Tăng cường phối hợp có hiệu quả với cơ quan Công an các cấp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm trong các cơ sở y tế, đặc biệt chú trọng tại các cơ sở y tế thường xuyên bị quá tải và các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa....
- Tiếp tục phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân bị mua bán theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng bền vững và phòng ngừa nguy cơ bị mua bán trở lại.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác PCTP, PCMBN với Đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam khi được yêu cầu.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, lực lượng bảo vệ làm công tác về PCTP, PCMBN
+ Công tác phòng ngừa, phát hiện, phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý tội phạm, nạn mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán,...
+ Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCTP, PCMBN và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hội nhập với cộng đồng.
*Văn phòng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương - Bộ Y tế và các cơ quan báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền PCTP, PCMBN
- Xây dựng các tư liệu, tài liệu, video clip, truyền tải thông điệp PCTP, PCMBN trên các trang thông tin
- Tăng cường ứng dụng các trang mạng xã hội có nhiều người sử dụng và theo dõi để tuyên truyền..
Xem chi tiết Kế hoạch 360/KH-BYT năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?