Một số giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 được quy định như thế nào?
- Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
- Giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:
- Rà soát, sửa đổi hoàn thiện một số cơ chế chính sách đặc thù để huy động mọi nguồn lực trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn, công trình phòng, chống thiên tai.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; tuổi cho cây trồng cạn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, phòng, chống thiên tai; triển khai hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
- Xây dựng cơ chế chính sách huy động hiệu quả nguồn lực để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Quỹ phòng, chống thiên tai.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về phát triển nguồn nhân lực để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:
- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực ngành thủy lợi hiện có, xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng tham gia, đào tạo đa ngành, đa nghề; chú trọng nâng cao năng lực quản trị, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Củng cố, kiện toàn các tổ chức quản lý, khai thác để vận hành, khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi; củng cố, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan quản lý đê điều, phòng chống thiên tại các cấp; tổ chức quản lý, hộ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, công trình phòng, chống thiên tai.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai gắn với chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.
- Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số trong quản lý, đầu tư hạ tầng và dịch vụ công trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phỏng, chống thiên tai; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho tổ chức thủy lợi cơ sở, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành công trình.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, phòng, chống thiên tai, hình thành đội ngũ chuyên gia ở trung ương và địa phương.
Một số giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 tại Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)
Giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về khoa học và công nghệ để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và các tác động từ bên ngoài.
- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo lũ, lũ quét, lụt, hạn hán, thiếu nước, sạt lở; ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.
- Ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác, vận hành hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tại.
- Triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo dễ sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước; quản lý nhu cầu sử dụng nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, biện pháp tưới tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường nước, kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý hiệu quả nguồn gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?