MBTI là gì? Các nhóm tính cách MBTI bao gồm những gì? Cách xác định nhóm tính cách MBTI như thế nào?

Tôi muốn hỏi MBTI là gì? Các nhóm tính cách MBTI bao gồm những gì? Cách xác định nhóm tính cách MBTI như thế nào? - câu hỏi của anh P.Đ (Quảng Trị)

Các nhóm tính cách MBTI là những tính cách nào?

MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator - một phương pháp khám phá tính cách qua bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách của 2 nhà khoa học Isabel Myers và Kathryn Briggs.

Dưới góc độ tâm lý học và xã hội học, 16 tính cách MBTI được phân loại theo trường hợp lý thuyết Socionics – một lý thuyết về xử lý thông tin và các loại tính cách tâm lý. Lý thuyết này phân chia thông tin thành tám loại khía cạnh, trong đó tâm lý hành vi của con người được xử lý bằng tám chức năng tâm lý.

Phương pháp MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 tiêu chí cơ bản sau:

- Xu hướng tự nhiên: Tiêu chí này dùng để nhận diện bạn là người hướng nội và hướng ngoại. Người hướng nội có xu hướng thiên về nội tâm, ít nói và ít cởi mở với thế giới bên ngoài. Người hướng ngoại thường xuyên nói, cười và cởi mở với thể giới bên ngoài.

- Dựa trên quyết định và lựa chọn: Đây là yếu tố dùng để đánh giá xem bạn là người ra quyết định dựa trên cảm xúc hay lý trí. Nếu bạn là người duy trì thì mọi quyết định được đưa ra đều dựa vào những dữ liệu và tiêu chí rõ ràng. Nếu ra quyết định và lựa chọn dựa vào cảm tính thì bạn là người cảm xúc.

- Nhận thức về thế giới: Yếu tố này dùng để xác định bạn là người trực quan hay trực giác. Nếu là người trực quan, bạn sẽ thông qua 5 giác quan để nhận thức về thế giới.Nếu chỉ tin vào những gì mà bản thân suy luận, thu thập được thì bạn là người trực giác.

- Cách thức hoạt động: Yếu tố này dùng để đánh giá bạn là người hành động theo nguyên tắc hay sự linh hoạt. Người hành động theo nguyên tắc sẽ luôn làm việc theo kỷ luật. Nếu bạn có thể thay đổi những kế hoạch, nguyên tắc khi cần thiết hoặc không muốn có sự ràng buộc thì bạn là người hoạt động theo sự linh hoạt.

Cách xác định nhóm tính cách MBTI như thế nào?

Trong số 16 tính cách MBTI, không có loại tính cách nào vượt trội hơn so với tổng thể, mỗi nhóm đều có những ưu và khuyết điểm ngang nhau. Từ các nhóm chức năng trên, lý thuyết này phân loại tính cách con người thành các kiểu như sau:

(1) ESTJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận (Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán (Judging).

- Người giám sát

- ESTJ như một hình mẫu cá nhân lý tưởng đang trên đường hướng tới việc làm những điều “tốt” và “đúng”. Họ có khả năng tổ chức và điều hành bởi sự nhiệt tình của mình. Họ muốn nhận được sự hỗ trợ và dành được sự công nhận từ xã hội cho các công việc đang thực hiện.

(2) ENTJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác (iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán (Judging).

- Nhà điều hành

- Nhóm ENTJ tập trung vào việc xử lý mọi thứ một cách hợp lý. Họ là những người mong muốn được dẫn dắt và nhận được sự kính trọng từ người khác. Họ coi những trở ngại là những thử thách mà họ có thể chứng tỏ bản thân.

(3) ESFJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận (Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán (Judging).

- Người chăm sóc

- ESFJ thường được biết đến là những người hướng ngoại. Họ là những người cổ vũ và nâng cao tinh thần của những người xung quanh khiến mọi người cảm thấy được quan tâm. Tính tích cực thân thiện giúp họ dễ dàng dành được cảm tình và sự gần gũi từ người khác.

(4) ENFJ: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác (iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán (Judging).

- Người chỉ dạy

- ENFJ là những cá nhân lấy con người làm trung tâm. Họ chủ yếu dựa vào trực giác và cảm xúc của mình, vì vậy họ có khả năng đồng cảm và được mọi người yêu mến. Những người thuộc nhóm này có xu hướng sống bằng trí tưởng tượng và quan tâm nhiều hơn tới những gì có thể xảy ra trong tương lai.

(5) ISTJ: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận (Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán (Judging).

- Người trách nhiệm

- ISTJ là những người có vẻ ngoài nghiêm túc, đứng đắn, ít nói và trầm ổn. Họ đề cao văn hóa và các giá trị mang tính truyền thống. Những người này coi trọng chi tiết và làm việc theo quy tắc, đồng thời có xu hướng hợp tác với những người có thể áp dụng cách tiếp cận hợp lý đối với các mục tiêu và dự án của họ.

(6) ISFJ: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận (Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán (Judging).

- Người nuôi dưỡng

- Nhóm ISFJ là những cá nhân ấm áp và tốt bụng. Họ có nhận thức và sự cân nhắc để mang lại những điều tốt nhất cho người khác. Họ có sự bao dung và tinh thần luôn sẵn sàng cống hiến cho xã hội.

(7) INTJ: Hướng nội (Introverted) – Trực giác (iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Phán đoán (Judging).

- Nhà khoa học

- Nhóm INTJ là những cá nhân xuất sắc trong việc phát triển các kế hoạch và chiến lược. Họ là những người có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề bằng những chiến lược đổi mới, sáng tạo. Đây là những cá nhân hướng nội độc lập có xu hướng hạn chế giao tiếp xã hội để tập trung vào việc phát triển bản thân.

(8) INFJ: Hướng nội (Introverted) – Trực giác (iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Phán đoán (Judging).

- Người bảo vệ

- Kiểu INFJ là những người có tầm nhìn sâu rộng cũng như những góc nhìn mới mẻ về thế giới . Họ thích xem xét sâu vào bản chất nội tâm thay vì chỉ nhìn nhận mọi thứ dựa trên những biểu hiện bên ngoài, điều này có thể khiến họ trở nên kỳ lạ trong mắt người khác.

(9) ESTP: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận (Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức (Perceiving).

- Người thực thi

- Tuýp người thuộc kiểu ESTP quan tâm đến khả năng trừu tượng và lý thuyết. Họ là những người mạo hiểm và có khả năng chấp nhận rủi ro. Họ không sợ phạm sai lầm trong quá trình thực hiện kế hoạch.

(10) ESFP: Hướng ngoại (Extraverted) – Cảm nhận (Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức (Perceiving).

- Người trình diễn

- ESFP là những người có đam mê với nghệ thuật và giải trí. Họ thích được khám phá và học hỏi để chia sẻ những điều đã học được với người khác thông qua các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ của họ.

(11) ENTP: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác (iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức (Perceiving).

- Người có tầm nhìn

- ENTP là nhóm tính cách khá hiếm gặp trong 16 tính cách MBTI. Họ là những người hướng ngoại nhưng không thích nói chuyện xã giao. Thay vào đó, họ có cách tiếp cận hợp lý đối với các cuộc thảo luận hoặc tranh luận. Trong môi trường được kích thích khả năng sáng tạo, những người thuộc nhóm ENTP có thể vận dụng khối kiến thức của mình để tìm kiếm ra những giải pháp mới.

(12) ENFP: Hướng ngoại (Extraverted) – Trực giác (iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức (Perceiving).

- Người dẫn dắt

- Nhóm ENFP thuộc 16 tính cách MBTI có xu hướng tuân theo chủ nghĩa cá nhân. Họ có ý thức trở thành nhà sáng tạo cuộc sống bằng cách tìm ra những phương pháp làm việc của riêng mình. Họ cũng là những người chu đáo, nhạy cảm và có xu hướng hoạt động theo cảm xúc cá nhân.

(13) ISTP: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận (Sensing) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức (Perceiving).

- ISTP – Nhà cơ học

- Nhóm tính cách ISTP là những người kín đáo, đề cao cấu trúc và có tính logic cao. Họ có khả năng che giấu cảm xúc và đối diện bình tĩnh với các vấn đề và mọi người xung quanh.

(14) ISFP: Hướng nội (Introverted) – Cảm nhận (Sensing) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức (Perceiving).

- Người nghệ sĩ

- Những người thuộc nhóm ISFP thường có vẻ ngoài khá trái ngược với tính cách của họ. Biểu hiện tính cách như hướng nội nhưng sâu bên trong họ là những người có tấm lòng ấm áp và rất thân thiện. Họ trở nên hoạt bát và vui vẻ khi ở cùng những người thân thiết. Họ mong muốn có được những trải nghiệm mới thông qua các chuyến đi.

(15) INTP: Hướng nội (Introverted) – Trực giác (iNtuition) – Suy nghĩ (Thinking) – Nhận thức (Perceiving).

- Nhà Tư duy

- Nhóm tính cách INTP thường được biết đến với những ý tưởng và đề xuất tuyệt vời của họ. Nhà Tư duy có khả năng nhìn nhận khuôn mẫu và dễ dàng chọn ra những điều phù hợp với kế hoạch của mình. Họ quan tâm đến việc tìm kiếm một môi trường có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.

(16) INFP: Hướng nội (Introverted) – Trực giác (iNtuition) – Cảm giác (Feeling) – Nhận thức (Perceiving).

- Người duy tâm

- Nhóm INFP là những người dè dặt và hướng nội. Họ thường dành thời gian một mình ở những nơi yên tĩnh. Họ thích phân tích các dấu hiệu và sử dụng chúng để rút ra những suy luận trong việc giải thích những gì đang xảy ra xung quanh họ.

MBTI là gì? Các nhóm tính cách MBTI bao gồm những gì? Cách xác định nhóm tính cách MBTI như thế nào?

MBTI là gì? Các nhóm tính cách MBTI bao gồm những gì? Cách xác định nhóm tính cách MBTI như thế nào?

Có thể đối xử phân biệt đối với các nhóm tính cách trong lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có nêu rõ như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Theo đó, phân biệt đối xử trong lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, vì vậy không được đối xử phân biệt đối với các nhóm tính cách trong lao động.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép khi con kết hôn dành cho người lao động? Con kết hôn được nghỉ phép mấy ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,905 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào