Mẫu Văn bản thông báo của nhà đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định như thế nào?
3 trường hợp dự án đầu tư bị ngừng hoạt động là gì?
Căn cứ Điều 47 Luật Đầu tư 2020 có quy định về việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư như sau:
Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, có 3 trường hợp dự án đầu tư bị ngừng hoạt động như sau:
- Nhà đầu tư ngừng hoạt động dự án đầu tư
- Cơ quan quản lý nhà nước quyết định ngừng
- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng
Nhà đầu tư ngừng hoạt động dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục gì? Mẫu Văn bản thông báo của nhà đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 có quy định trường hợp nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Theo đó, Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
3. Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
Theo đó, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định.
Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
Mẫu Văn bản thông báo của nhà đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Hiện nay, Văn bản thông báo của nhà đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định tại Mẫu A.I.13 ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT như sau:
Tải toàn bộ Văn bản thông báo của nhà đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư: Tại đây.
Nhà đầu tư được ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
Như vậy, nhà đầu tư được ngừng hoạt động của dự án đầu tư tuy nhiên tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng.
Còn trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?