Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam như thế nào?
- Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam mới nhất như thế nào?
- Cần lưu ý những gì khi thực hiện văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam?
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là những cơ quan nào? Những cơ quan này do Chính phủ hay Bộ Ngoại giao thành lập?
Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 73/2021/TT-BCA, Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện.
Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam mới nhất được ban hành là mẫu VB02 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA:
Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam mới nhất Tại đây.
Cần lưu ý những gì khi thực hiện văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam?
Căn cứ theo nội dung Ghi chú tại mẫu VB02 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA, khi Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam cần lưu ý những nội dung sau:
- Tại nơi cơ quan ban hành: Ghi tên Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện văn bản đề nghị;
- Ảnh: Ảnh của công dân Việt Nam được đề nghị. Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng;
- Phần họ, chữ đệm và tên: Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài ghi rõ họ, chữ đệm và tên của người đề nghị cấp hộ chiếu;
- Phần Giấy tờ liên quan do Việt Nam cấp (nếu có): Ghi tên giấy tờ, ngày cấp, cơ quan cấp và gửi kèm.
Mẫu Văn bản đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là những cơ quan nào? Những cơ quan này do Chính phủ hay Bộ Ngoại giao thành lập?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật, do các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
- Cơ quan đại diện ngoại giao;
- Cơ quan đại diện lãnh sự;
- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009, khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 và khoản 3 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xác định cụ thể như sau:
- Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán;
- Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán;
- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Về thẩm quyền thành lập cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, khoản 1 Điều 13 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định như sau:
Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền thành lập cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thuộc về Chính phủ. Trong đó, Bộ Ngoại giao giữ vai rò quản lý trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết Ất Tỵ của phụ huynh cho cô giáo, thầy giáo nhân dịp năm mới? Được tặng phong bì Tết thầy cô nên xử lý thế nào?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?