Mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự năm 2024? Trình tự, thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự?
- Mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất hiện nay 2024?
- Chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Quy định về việc chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao như thế nào?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là bao lâu?
Mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự mới nhất hiện nay 2024?
Mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay được quy định như sau:
Tải mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự: Tại Đây
Như vậy, mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự được quy định gồm các nội dung như trên.
Mẫu tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự năm 2023? Trình tự, thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự? (Hình từ internet)
Chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao như sau:
Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
1. Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
3. Việc chứng nhận lãnh sự được thực hiện trên cơ sở:
a) Đối chiếu con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ tài liệu được đề nghị chứng nhận lãnh sự với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được thông báo chính thức cho Bộ Ngoại giao; hoặc
b) Kết quả xác minh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam khẳng định tính xác thực của con dấu, chữ ký và chức danh đó.
4. Việc chứng nhận lãnh sự theo quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu do các cơ quan, tổ chức sau đây lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận:
a) Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương;
b) Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
c) Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
d) Các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
5. Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
6. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.
Như vậy, trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao được quy định như trên.
Quy định về việc chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về việc chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao như sau:
Chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao
1. Đối với giấy tờ, tài liệu không thuộc diện được chứng nhận lãnh sự theo thủ tục quy định tại Điều 11 Nghị định này nhưng để tạo điều kiện cho giấy tờ, tài liệu đó được chấp nhận sử dụng ở nước ngoài và theo nguyện vọng của người đề nghị chứng nhận lãnh sự, Bộ Ngoại giao chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó được xuất trình tại Bộ Ngoại giao.
2. Việc chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Các giấy tờ, tài liệu có mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh không còn lưu tại cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu có hoặc không thể xác định được;
b) Các giấy tờ, tài liệu do chính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
3. Hồ sơ, thủ tục và thời hạn giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 11 Nghị định này."
Như vậy, chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao được quy định như trên.
Thời hạn lưu trữ hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
- Lưu trữ trong thời hạn 10 năm đối với Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, phần mềm quản lý trên máy tính, hồ sơ về các trường hợp giấy tờ giả mạo hoặc cấp sai quy định, các giấy tờ liên quan đến việc xác minh;
- Lưu trữ trong thời hạn 03 năm đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không thuộc diện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?