Mẫu sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Mẫu sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định áp dụng mẫu sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
...
1. Mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2024/NĐ-CP):
b) Mẫu số 1B sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa;
Theo đó Mẫu 1B sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như sau:
>> Mẫu sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa: Tải về
Lưu ý:
- Mẫu hồ sơ yêu cầu trên áp dụng đối với quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 76 và Điều 77 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Đối với gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu quốc tế, gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, việc lập hồ sơ yêu cầu được vận dụng trên cơ sở bảo đảm không trái quy định của Luật Đấu thầu 2023, Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Mẫu sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nội dung phải công khai trong kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT có quy định về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
Kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian đăng tải:
Chủ đầu tư đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Tài liệu đính kèm bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Báo cáo đánh giá E-HSDT đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng (đăng tải báo cáo đánh giá tổng hợp, không kèm theo các phiếu chấm của thành viên trong tổ chuyên gia);
c) Trường hợp giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thì chủ đầu tư phải đăng tải quyết định điều chỉnh giá gói thầu trên Hệ thống trước thời điểm hết hạn chào lại giá dự thầu.
3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa phải công khai chi tiết thông tin về các hạng mục hàng hóa trúng thầu bao gồm các nội dung sau:
a) Danh mục hàng hóa;
b) Ký mã hiệu;
c) Nhãn hiệu;
d) Năm sản xuất;
đ) Xuất xứ (quốc gia, vùng lãnh thổ);
e) Hãng sản xuất;
g) Cấu hình, tính năng kỹ thuật cơ bản;
h) Đơn vị tính;
i) Khối lượng;
k) Mã Chương, mã Nhóm (tương ứng với 4 số đầu tiên của bộ mã) trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành (gọi chung là mã HS) (nếu có);
l) Đơn giá trúng thầu.
Như vậy, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa phải công khai các nội dung chi tiết thông tin về các hạng mục hàng hóa trúng thầu bao gồm:
- Danh mục hàng hóa;
- Ký mã hiệu;
- Nhãn hiệu;
- Năm sản xuất;
- Xuất xứ (quốc gia, vùng lãnh thổ);
- Hãng sản xuất;
- Cấu hình, tính năng kỹ thuật cơ bản;
- Đơn vị tính;
- Khối lượng;
- Mã Chương, mã Nhóm (tương ứng với 4 số đầu tiên của bộ mã) trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành (gọi chung là mã HS) (nếu có);
- Đơn giá trúng thầu.
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về mua sắm trực tiếp như sau:
Mua sắm trực tiếp
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
...
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Như vậy, mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng các quy định sau:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
- Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thiết kế của Nhà thầu trong hợp đồng EPC gồm các loại giấy tờ nào? Nhà thầu có trách nhiệm gì đối với lỗi thiết kế trong hợp đồng EPC?
- Các nội dung chính trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm?
- Mục đích của việc kiểm tra yếu tố hình thành giá là gì? Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là bao lâu?
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?